VN có 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh

Theo khảo sát trên toàn quốc năm 2017 cho thấy Việt Nam có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh tan máu bẩm sinh. Hiện ở đồng bằng tỉ lệ mang gen bệnh 8-10%, nhưng một số cộng đồng người dân tộc thiểu số, tỉ lệ này có thể tới 50-60%.

Phát biểu tại buổi mít tinh hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới được tổ chức ngày 8/5 tại Hà Nội, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu T.Ư Bạch Quốc Khánh cho hay: kết quả khảo sát bước đầu tình trạng mang gen bệnh Thalassemia (tan máu bẩm sinh) trên toàn quốc năm 2017 cho thấy VN có khoảng trên 12 triệu người mang gen bệnh Thalassemia.

Người bị bệnh và mang gen bệnh có ở tất cả các tỉnh, thành phố, ở tất cả các dân tộc trên toàn quốc. Hiện nay có trên 20.000 người bệnh Thalassemia phải điều trị cả đời và mỗi năm có thêm khoảng 8.000 trẻ em sinh ra bị bệnh Thalassemia.

Nguyễn Tuấn Anh, học sinh lớp 12 Trường Trần Phú, Hà Nội, chơi bóng với Nguyễn Văn Phú, 9 tuổi, một bệnh nhân Thalassemia – Ảnh: L.ANH

Chi phí điều trị cho một bệnh nhân thể nặng từ khi sinh ra tới 30 tuổi hết khoảng 3 tỉ đồng. Mỗi năm cần có trên 2.000 tỉ đồng để cho tất cả bệnh nhân có thể được điều trị mức tối thiểu và cần có 500.000 đơn vị máu an toàn điều trị cho bệnh nhân.

Tuy bệnh nặng nề như vậy nhưng việc phòng chống để ngăn có thêm những bệnh nhân Thalassemia mới lại chưa được quan tâm đúng mức.

“Nếu cặp vợ chồng mang gen bệnh Thalassemia sinh con và không có chẩn đoán tiền hôn nhân và chẩn đoán trước sinh, có 25% con sinh ra mắc bệnh, chỉ có 25% con bình thường, số còn lại cũng có những nguy cơ mang gen bệnh.

Hiện ở đồng bằng tỉ lệ mang gen bệnh 8-10%, nhưng một số cộng đồng người dân tộc thiểu số, tỉ lệ này có thể tới 50-60%”- ông Khánh nói với Tuổi Trẻ.

Theo Lan Anh (Tuổi trẻ)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top