Vĩnh Phúc: Người lao động phải xét nghiệm COVID-19 trước khi trở lại làm việc

Theo Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc, từ 7- 9/2 là thời điểm số ca mắc ghi nhận cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh. Riêng ngày 10/2, Vĩnh Phúc ghi nhận 847 ca mắc COVID-19 mới trong ngày và 3 trường hợp tử vong.

Trước việc số ca mắc COVID-19 tăng cao, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu các địa phương cần chủ động, linh hoạt hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch. Tỉnh này cho biết, mở cửa cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không được chủ quan với dịch bệnh.

Cụ thể, Ban chỉ đạo cấp huyện chuyển trạng thái hoạt động đồng loạt song song hai cơ sở điều trị F0 tập trung và tại nhà. Trong đó, lưu ý tuyệt đối đảm bảo tránh lây nhiễm chéo, lây lan dịch bệnh trong quá trình điều trị tại nhà...

vinh-phuc-cn.jpg
Vĩnh Phúc: Người lao động phải xét nghiệm COVID-19 trước khi trở lại làm việc

UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu ngành Y tế hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường việc xét nghiệm tầm soát để kịp thời phát hiện sớm F0; hướng dẫn thủ tục, điều kiện và cách chăm sóc y tế, tổ chức điều trị F0 tại nhà ở tất cả huyện, thành phố, đồng thời kiểm tra, giám sát việc chăm sóc, chữa trị của đơn vị y tế.

Đối với các huyện, thành phố, tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu tiếp tục tăng cường kiểm soát dịch COVID-19 bằng biện pháp 5K và văcxin; kiểm tra, rà soát đối tường chưa tiêm đủ liều để kịp thời tiêm phủ văcxin phòng COVID-19.

Ban Quản lý các khu công nghiệp, Sở Công Thương, Sở KH&ĐT… nhanh chóng triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, đảm bảo 100% công nhân, người lao động làm việc ở các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xét nghiệm trước khi trở lại làm việc.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top