Việt Nam sớm được mua văcxin Covid-19

(khoahocdoisong.vn) -Là một trong 92 quốc gia tham gia chương trình “Giải pháp tiếp cận văcxin Covid-19 toàn cầu” (COVAX Facility) và được GAVI COVAX AMC cam kết hỗ trợ, Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận và được cung ứng sớm các văcxin.

Đó là phát biểu của GS.TS Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế tại Hội thảo giới thiệu văcxin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam do Bộ Y tế, Tổ chức PATH và Ðại Sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, bằng việc triển khai sớm các biện pháp can thiệp hiệu quả với chi phí thấp, Việt Nam đã duy trì được số ca mắc và tử vong do Covid-19 ở mức thấp, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. 

Việt Nam là một trong 42 quốc gia có thể sản xuất văcxin trên thế giới và đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu để có văcxin “Made in Viet Nam”.

Theo thông tin của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đến ngày 24/9, có 187 loại văcxin Covid-19 đang được triển khai nghiên cứu trên toàn thế giới, trong đó có 38 văcxin đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng, 149 loại đang trong quá trình nghiên cứu tiền lâm sàng.

GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam là một trong 92 quốc gia tham gia chương trình “Giải pháp tiếp cận văcxin Covid-19 toàn cầu” (COVAX Facility) và được GAVI COVAX AMC cam kết hỗ trợ. Mục tiêu là cung ứng 2 tỷ liều văcxin cho các quốc gia vào cuối năm 2021 với khoảng 20% dân số các quốc gia thành viên. Vì thế, Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận và được cung ứng sớm các văcxin trong danh mục của COVAX AMC.

Hiện 4 nhà sản xuất văcxin Covid-19 tại Việt Nam đang nỗ lực, tập trung các nguồn lực nghiên cứu, sản xuất văcxin phòng Covid-19. Dự kiến, năm 2021 sẽ có ít nhất một nhà sản xuất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II, III (thử nghiệm lâm sàng trên người theo quy mô) tại Việt Nam. Ngoài hai nguồn cung ứng văcxin có thể có (COVAX Facility và văcxin sản xuất trong nước), Việt Nam cũng tích cực tìm kiếm các nguồn khác thông qua tiếp cận, trao đổi trực tiếp với các nhà sản xuất nước ngoài.

Tại Hội thảo, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh Dominic Raab phát biểu: “Việc hợp tác giữa các nhà khoa học của Anh và Việt Nam sẽ bảo vệ công dân của hai nước, đồng thời ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch bệnh trên toàn cầu đang đe dọa đến tất cả chúng ta. Vương quốc Anh đang nỗ lực góp phần vào công cuộc đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới”.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top