Việt Nam nghiên cứu công nghệ hướng đích điều trị bệnh dạ dày

Lần đầu tiên các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu thành công công nghệ hướng đích điều trị dạ dày. Phương pháp khoa học này là để đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh, một cách chọn lọc, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành.

Các nhà khoa học đang thực hành thí nghiệm

Ngày 5/4, Đại học Quốc Gia Hà Nội phối hợp Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học: “Đột phá công nghệ hướng đích trong điều trị bệnh dạ dày, trào ngược.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã công bố công trình nghiên cứu mang tính đột phá của y dược học Việt Nam. TS Lê Thị Thu Hường, Khoa Y Dược, Trưởng nhóm nghiêm cứu thiết kết và phát triển thuốc mới VSL (ĐH QG Hà Nội) cho biết, công nghệ hướng đích là một phương pháp khoa học để đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh, một cách chọn lọc, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành. Thuật ngữ hướng đích được lần đầu tiên giới thiệu bởi Paul Ehrlich vào năm 1906.

Tuy nhiên, chỉ hơn 1 thập kỷ gần đây, Công nghệ này mới bùng nổ với sự ra đời hàng loạt thuốc có nguồn gốc kháng thể đơn dòng, phân tử nhỏ, gần đây là hệ dẫn thuốc nano hướng đích. Theo ghi nhận của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC-Hoa Kỳ), việc đầu tư cho liệu pháp điều trị trúng đích chỉ chiếm 1% chi phí cho Nghiên cứu và phát triển (R&D) nhưng đã cứu sống 43 triệu người và đóng góp 4.700 tỷ đô la cho nền Kinh tế thế giới.

Công nghệ hướng đích giúp giảm tác dụng phụ, giảm liều và tăng hiệu quả điều trị. Hiện nay việc phát triển thuốc mới phải tối ưu đồng thời: tác dụng, độ hấp thu và tính an toàn. Do đó, công nghệ hướng đích là một phương pháp khoa học để đưa các loại thuốc đến các tế bào bị bệnh, một cách chọn lọc, mà không ảnh hưởng đến tế bào lành. Hiện công nghệ này được ứng dụng vào các thuốc tổng hợp, tạo ra một thế hệ thuốc mới trong điều trị ung thư, để giảm tác dụng phụ của thuốc, giảm liều và tăng hơn nữa hiệu quả điều trị.

Các nhà khoa học Việt Nam đang nghiên cứu công nghệ trúng đích

Sau 3 năm nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học đến từ Viện Hàn Lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, khoa Y dược (ĐHQGHN), trung tâm nano và năng lượng (ĐHQGHN) và Đại học Dược Hà Nội, đã ứng dụng thành Công nghệ hướng đích vào hoạt chất curcumin, chiết xuất từ củ nghệ vàng.
Công nghệ hướng đích giúp đưa các hạt curcumin với kích thước siêu nhỏ đến trúng đích, chỉ tập trung tác dụng tại các vùng bị viêm, loét trong dạ dày để phát huy tác dụng; Việc này sẽ tránh curcumin bị lãng phí trong cơ thể. Liệu pháp hướng đích là một liệu pháp hiệu quả, là phát minh có tính cách mạng trong lĩnh vực điều trị các bệnh dạ dày, mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân.

Nhật Hà

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top