Việt Nam không hưởng lợi nếu thương chiến còn kéo dài

(khoahocdoisong.vn) - Các chuyên gia kinh tế đều cho rằng thương chiến Mỹ - Trung còn kéo dài với nhiều diễn biến khó lường. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn hơn là thuận lợi.

Tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, Giám đốc chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc (VCES) nhận định, nếu thương chiến Mỹ - Trung còn kéo dài, Việt Nam được đánh giá là có thể thay thế được Trung Quốc trong việc xuất khẩu một số mặt hàng vào Mỹ. Truyền thông thế giới cũng từng nói rằng Việt Nam được lợi từ thương chiến.

Tuy nhiên, thực tế lại đang chứng minh điều này không chính xác. Lấy ví dụ như ngành gỗ và sản phẩm gỗ. Xuất khẩu của ngành gỗ vào Mỹ đạt 4 tỷ USD. Nhưng ở mảng gỗ chế biến, doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm 43%. Không chỉ vậy, thống kê cho thấy Trung Quốc đang có 23 dự án đầu tư mới trong ngành gỗ, chế biến gỗ ở Việt Nam.

Ở ngành dệt may, Mỹ là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam đang phải chia sẻ với doanh nghiệp Trung Quốc nhiều nhất (Mỹ nhập từ Trung Quốc 40%, từ Việt Nam 15%). Đợt áp thuế mới nhất với 267 tỷ USD với các mặt hàng tiêu dùng như dệt may, điện thoại… đã tạo cơ hội cho Việt Nam tăng xuất khẩu. Nhưng hàng xuất khẩu của Việt Nam lại chủ yếu là từ doanh nghiệp FDI.

Trung Quốc đang có 23 dự án đầu tư mới trong ngành gỗ, chế biến gỗ ở Việt Nam.

Trung Quốc đang có 23 dự án đầu tư mới trong ngành gỗ, chế biến gỗ ở Việt Nam.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cũng khẳng định, ngoài những tác động thuận lợi như Việt Nam có cơ hội tăng xuất khẩu vào Mỹ để thay thế hàng Trung Quốc, đón dòng vốn đầu tư dịch chuyển từ Trung Quốc sang… thì thương chiến cũng có nhiều tác động tiêu cực. Đồng nhân dân tệ hạ giá làm hàng Trung Quốc rẻ hơn, có sức cạnh tranh hơn ở các thị trường mà Việt Nam cũng xuất khẩu. Khó xuất khẩu sang Mỹ cũng sẽ khiến Trung Quốc tìm đến các thị trường khác, trong đó Việt Nam là thuận lợi nhất. Điều quan ngại là Việt Nam có thể sẽ nhập những công nghệ chất lượng thấp.

Trong bối cảnh thương chiến còn kép dài, các chuyên gia khuyến nghị, doanh nghiệp cần tăng cường hoạt động phòng trừ rủi ro để có thể chủ động trong bị động. Đa dạng thị trường cũng là cách để giảm xuất siêu vào Mỹ, giảm nguy cơ bị Mỹ “đánh thuế”. Với các hiệp định thương mại đã ký, doanh nghiệp cần quan tâm, lưu ý đến phần phòng vệ thương mại. Đây là xu hướng đang tăng cao và doanh nghiệp khó tự ứng xử, đối phó. 

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
back to top