Viêm xương chũm cấp tính không xuất ngoại

Lê Thanh Hà (Hà Nội)

Ảnh minh họa

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng  TƯ: Nguyên nhân của bệnh này thường bắt nguồn từ tiêm tai giữa không được điều trị tốt. Phù nề niêm mạc và màng xương, các nhóm tế bào khí của xương chũm bị phá hủy, toàn bộ các vách ngăn tế bào khí bị phá hủy và thông với nhau tạo thành một túi mủ lớp trong chứa đầy tổ chức hạt viêm và xương hoại tử.

Sự phá hủy này có thể vượt qua giới hạn xương chũm phá hủy vào thành trong xương của tĩnh mạch bên: Gây viêm tắc tĩnh mạch bên nhiễm trùng huyết; Vào tiểu não gây áp xe tiểu não; Qua trần hang chũm vào đại não gây nên áp xe não và viêm màng não; Có thể phá hủy thành ống tai xương gây xuất ngoại vào ống tai; Vào mê nhĩ gây viêm mê nhĩ và xương đá.

Viêm xương chũm cấp khó có thể tự khỏi, nếu không được điều trị sẽ đưa đến viêm xương chũm mạn tính, viêm xương chũm xuất ngoại có thể đưa tới các biến chứng hiểm nghèo.

Các biến chứng thường gặp là: viêm xương hay cốt tủy viêm xương thái dương, xương đá hay xương chẩm với hội chứng nhiễm khuẩn nặng; Liệt mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII; Viêm mê nhĩ; Các biến chứng nội sọ như viêm màng não, áp xe não hay viêm tĩnh mạch bên.

TN ghi

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top