Viêm tuyến nước bọt và cách xử lý

Viêm tuyến nước bọt là một bệnh thường gặp ở vùng hàm mặt sau bệnh lý viêm nhiễm do răng.

Hỏi: Mấy hôm nay tôi bị sưng má, ăn vào đau, đặc biệt đau tăng sau khi ăn. Tôi đi khám răng thì bác sĩ nói viêm tuyến nước bọt. Xin hỏi nguyên nhân và cách xử lý chứng bệnh này?

Nguyễn Thành Văn (Hải Dương)

Thận trọng khi viêm tuyến nước bọt.

TS.BS Vũ Mạnh Tuấn, Viện đào tạo răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội: Cơ thể người có một hệ thống tuyến nước bọt xung quanh khoang miệng và chúng đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình tiến hoá thức ăn.

VTNB là một bệnh thường gặp ở vùng hàm mặt sau bệnh lý viêm nhiễm do răng. VTNB có thể tiến triển cấp tính hoặc mạn tính, tuỳ thuộc vào giai đoạn của bệnh và thời điểm bệnh nhân đến thăm khám và điều trị.

Ống tuyến nước bọt hoạt động được nhờ ở nhiều yếu tố, trong đó các cơ trơn ngang và dọc ống luôn ở trạng thái co bóp tăng trương lực đóng vai trò quan trọng.

Sự nhu động của ống tuyến là sự co bóp nhịp nhàng của cơ xung quanh ống. Nước bọt được tiết ra nhờ phản xạ có điều kiện. Một người lớn bình thường trong 24h tiết ra khoảng 1 – 2 lít nước bọt. Nếu tiết dưới hoặc trên ngưỡng là giảm hoặc tăng tiết.

Có 3 đôi tuyến lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có tuyến nước bọt phụ nằm dải rác ở niêm mặc miệng, các tuyến nước bọt phụ tập trung nhiều ở môi dưới, hai bên lưỡi và dưới lưỡi.

Viêm tuyến nước bọt là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut, nấm hoặc dị ứng.

Nếu viêm tuyến nước bọt là do vi khuẩn gây sốt, có mủ, người bệnh có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh và chọc hút mủ. Thường bệnh này phải sử dụng thuốc kháng sinh.

Bạn cũng có thể dùng thêm một số biện pháp như súc miệng nước muối ấm, uống nước chanh, chườm khăn ấm để giảm sưng, kích thích tuyến nước bọt, sát khuẩn, kháng viêm.

HL (ghi)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top