Viêm phổi ở bệnh nhân đái tháo đường

(khoahocdoisong.vn) -  Viêm phổi ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) luôn biểu hiện nặng hơn, thời gian điều trị kéo dài hơn, nhiều biến chứng hơn cũng như tỷ lệ tử vong cao hơn so với viêm phổi ở những người không bị ĐTĐ.

Có một số yếu tố khiến bệnh nhân ĐTĐ hay bị nhiễm khuẩn trong đó có viêm phổi. Thứ nhất là do sự suy giảm chức năng của hệ miễn dịch. Thứ hai là vai trò của hệ mao mạch. Ở bệnh nhân ĐTĐ, các mạch máu nhỏ bị tổn thương, các tế bào hồng cầu bị giảm sự mềm dẻo và sự trao đổi ôxy  bị rối loạn ở mô khiến cho sức kháng khuẩn tại chỗ bị suy giảm. Người bị ĐTĐ thường cao tuổi và nguy cơ bị những rối loạn về nuốt dẫn đến viêm phổi do sặc hoặc viêm phổi do trào ngược dạ dày - thực quản. Nhiễm khuẩn tại các vị trí khác như đầu chi, các vết thương ngoài da cũng có thể là nguyên nhân gây viêm phổi do vi khuẩn xâm nhập từ những thương tổn này, vào máu, tới phổi và gây bệnh.

Liệu pháp kháng sinh là phương thức điều trị cơ bản trong viêm phổi ở bệnh nhân ĐTĐ. Lựa chọn kháng sinh dựa vào loại vi khuẩn gây bệnh, hiệu quả trên thực tế lâm sàng, các nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc, các bệnh phối hợp và mức độ nặng của bệnh. Kháng sinh có thể dùng đường uống hoặc tiêm truyền tĩnh mạch tùy theo mức độ nặng của bệnh. Các kháng sinh thường được sử dụng là nhóm beta lactam (cefpodoxime, cefrozil, ceftriaxone, imipenem...), nhóm quinolone, macrolide, aminoside... Điều trị phối hợp bao gồm bù nước, điện giải, thăng bằng kiềm toan, đảm bảo dinh dưỡng, thở ôxy, thở máy nếu bệnh nhân có suy hô hấp nặng. Điều trị ho nên chọn các sản phẩm trị ho từ thảo dược không đường.

Có thể dự phòng làm giảm nguy cơ mắc viêm phổi ở bệnh nhân ĐTĐ bằng cách bỏ các thói quen có hại như thuốc lá, rượu, điều trị tốt các bệnh mạn tính (tim mạch, hô hấp), điều trị triệt để các rối loạn nuốt ở người già, không dùng kháng sinh tùy tiện gây kháng thuốc và có thể tiêm vắc-xin phòng ngừa trong một số trường hợp như phòng nhiễm vi khuẩn Influenza, phế cầu...

TS. BS. Vũ Đức Định (Bệnh viện E)

Si rô Bổ phế Nam Hà là loại thuốc thế mạnh của Công ty CP Dược phẩm Nam Hà (415 Hàn Thuyên, Vị Xuyên, Nam Định) sản xuất theo công thức truyền thống và kinh nghiệm hơn 50 năm nay. Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 0491/2017/XNQC/QLD ngày 13/2/2018.  Thuốc ho bổ phế Nam Hà hiện được sản xuất theo dây chuyền hiện đại, tiên tiến. Mỗi lần sản xuất thuốc đều phải trải qua những quy trình được giám sát nghiêm ngặt, các thành phần trong thuốc phải an toàn cho người sử dụng. “Dùng đường không năng lượng” là điểm nổi bật của sản phẩm Bổ phế Nam Hà loại mới (Bổ phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ KĐ). So với các sản phẩm Bổ phế Nam Hà truyền thống, sản phẩm mới dùng đường không năng lượng (đường sucralose). Đây chính là điểm cải tiến, đồng thời là ưu điểm lớn nhất của sản phẩm.

Đường sucralose là một chất làm ngọt nhân tạo không chứa năng lượng (calo) thường được sử dụng trong các sản phẩm có mác “ăn kiêng” (diet). Ưu thế của loại đường này so với đường tự nhiên là không gây sâu răng, thích hợp với người tiểu đường, béo phì và trẻ em. Hiện trên thị trường sirô ho, rất ít sản phẩm có ưu điểm này. Nếu như thuốc ho Bổ phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ loại truyền thống khá ngọt, thì dòng sản phẩm sử dụng đường không năng lượng có vị đắng dịu và hương thơm của bạc hà, bách bộ, tì bà diệp. Thuốc ho Bổ phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ KĐ dùng đường không năng lượng chỉ dùng cho trẻ em từ 30 tháng tuổi trở lên. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top