Viêm loét phổi vì răng giả rơi vào

(khoahocdoisong.vn) - Bị ho khạc ra máu, mủ và khó thở tưởng ung thư đi khám phát hiện dị vật là ra 2 chiếc răng giả bị mất không nhớ để đâu.

Bà Nguyễn Thị T. (75 tuổi, Hà Nội) bị ho khạc ra máu, mủ và khó thở... đi khám phát hiện dị vật trong cuống phổi.

Do dị vật nằm lâu trong cuống phổi gây viêm loét nặng, nhiều u hạt viêm phù nề. Bà T. phải trải qua 2 lần nội soi mới gắp ra được 2 chiếc răng giả. Lúc này bà T. mới biết, 2 chiếc răng giả mà bà tưởng đã đánh rơi ở đâu hóa ra đã rơi vào cuống phổi.

Lời bàn: PGS.TS Phạm Như Hải, Phó Chủ nhiệm Bộ môn Y Dược, Trường Đại học Quốc gia cho biết, hóc răng giả là tai nạn thường gặp ở người cao tuổi. Nguyên nhân là khi uống nước, uống thuốc, ăn bánh kẹo dẻo, thậm chí, có khi đang nằm ngủ, nghỉ ngơi… răng giả tụt khỏi hàm chui tọt vào thực quản. Nạn nhân thường bị khó thở, nuốt đau vùng họng.

Nhiều người có răng giả, hoặc hàm giả lọt vào thực quản không được phát hiện và điều trị sớm gây biến chứng nguy hiểm. Có người đã tử vong trước khi đến viện vì răng giả lọt vào thực quản.

Để tránh tai nạn đáng tiếc, cần làm răng giả ở bác sĩ có chuyên môn và tiến hành kiểm tra định kỳ. Không mang răng giả khi ngủ, cẩn thận trong lúc ăn uống, nói cười.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top