Việc phân loại bệnh nhân Covid-19 rất quan trọng

Các tuyến dưới cần nắm chắc từng chuyển biến để phân loại bệnh nhân Covid-19 bởi nếu chuyển thành nguy kịch rồi, cứu chữa rất khó khăn.

“Có ca bệnh đưa lên tuyến trên phổi đã xơ cứng. Quét siêu âm vào thấy xơ hóa hết. Có bệnh nhân đến bên “cửa tử” khi mới ngoài 20 tuổi. Thế nên từng y bác sĩ tại đây phải chạy đua để giành giật sự sống”, ThS.BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết.

Phân loại bệnh nhân Covid-19 giúp giảm nguy cơ tử vong, giảm áp lực cho khối điều trị.
Phân loại bệnh nhân Covid-19 giúp giảm nguy cơ tử vong, giảm áp lực cho khối điều trị.

ThS.BS Nguyễn Trọng Khoa dẫn đầu Tổ công tác Bộ Y tế, đã đến làm việc với Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (do Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM quản lý). Trong buổi làm việc, ông đánh giá, công tác điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế đang phát huy hiệu quả cao.

“Việc phân loại bệnh nhân rất quan trọng. Các bệnh nhân bệnh nền nhiều, tuổi quá lớn, nguy cơ cao thì giữ lại, các bệnh nhân trẻ, chuyển độ nhẹ, phối hợp nhịp nhàng chuyển về tuyến dưới là rất hợp lý. Điều này vừa giúp giảm áp lực cho tuyến trên mà còn cứu được nhiều bệnh nhân nguy kịch khác”, ThS.BS Nguyễn Trọng Khoa nhấn mạnh.

Bệnh viện Hồi sức Covid-19 TPHCM (do Bệnh viện Chợ Rẫy quản lý) có công suất 1.000 giường bệnh được thiết lập trên cơ sở trưng dụng một phần Bệnh viện Ung bướu TPHCM cơ sở 2 (Thủ Đức).

BSCKII Trần Thanh Linh, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM, đang túc trực điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại đây cho biết, hiện gần 800/1.000 giường đi vào hoạt động. Trong đó, gần 200 bệnh nhân phải thở máy.

Sau gần hai tháng đi vào hoạt động, nhiều ca bệnh khó đã được hồi sinh một cách ngoạn mục. Điển hình như một số bệnh nhân cao tuổi, hay sản phụ có nhiều bệnh nền. Đa số người bệnh khi được chuyển đến đều trong tình trạng diễn biến xấu.

BSCKII Trần Thanh Linh cho hay: “Bệnh viện Hồi sức Covid-19 thuộc tuyến điều trị cao nhất, nên số bệnh nhân trên 50 tuổi có chuyển biến nặng rất nhiều. Đây là đối tượng đòi hỏi cần kết hợp nhiều biện pháp vừa điều trị, vừa chăm sóc nâng cao thể trạng. Một tín hiệu tích cực là số ca tử vong ngày càng giảm mạnh. Từ khi đi vào hoạt động đến nay đã có gần 2.000 bệnh nhân chuyển nhẹ và xuất viện”.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top