Video: Sức mạnh quân sự của Hải quân Trung Quốc, đuổi kịp và vượt Mỹ

(khoahocdoisong.vn) - Hải quân Trung Quốc (PLAN) công bố video quảng cáo, thể hiện sức mạnh của lực lượng nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc và 72 năm thành lập quân chủng.

Trung Quốc đang trong làn sóng đóng tàu quân sự lớn chưa từng thấy. Năm 2015, chủ tịch Tập Cận Bình triển khai dự án sâu rộng nhằm đưa PLA thành lực lượng vũ trang đẳng cấp thế giới, ngang hàng với quân đội Mỹ, tập trung đầu tư vào các nhà máy đóng tàu và công nghệ, duy trì tốc độ cao cho đên nay.

Từ năm 2015 đến nay, Trung Quốc có được lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và tập trung mọi nỗ lực vươn ra ngoài khơi xa.

Trong năm 2015, Hải quânTrung Quốc (PLAN) có 255 tàu chiến, theo Văn phòng Tình báo Mỹ (ONI) cho biết. Đến cuối năm 2020, PLAN có 360 chiến hạm, nhiều hơn 60 chiếc so với Hải quân Mỹ. 4 năm nữa, PLAN sẽ có 400 tàu chiến.

Nếu tính đến năm 2000, những con số gây ấn tượng rất mạnh.

"Lực lượng tác chiến hải quân của Trung Quốc tăng hơn gấp ba lần chỉ trong vòng hai thập kỷ" - báo cáo tháng 12 của các tư lệnh trưởng Hải quân, Lính thủy Đánh bộ và Cảnh sát biển Mỹ cho biết.

"Để có được lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang phát triển lực lượng tác chiến mặt nước hiện đại bao gồm: tàu ngầm, tàu sân bay, máy bay chiến đấu, tàu đổ bộ tấn công, tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo, tàu tuần duyên hạng nặng và tàu phá băng vùng cực với tốc độ thực sự đáng sợ".

Nhưng chiến hạm mới được cho là ngang bằng hoặc tốt hơn bất cứ phương tiện nào mà Mỹ hoặc các cường quốc hải quân khác có thể đưa vào biên chế.

Andrew Erickson, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Đại học Hải quân Mỹ, trong một bài báo đăng tải tháng 2/2021 viết: “PLAN không nhận rác từ ngành công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, mà là những tàu ngày càng hiện đại, có năng lực tác chiến cao” .

Thomas Shugart, thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Mỹ mới và là cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ, cho biết trong cuộc điều trần trước Quốc hội tháng 3/2021.

"Từ năm 2014 đến 2018, Trung Quốc hạ thủy nhiều tàu ngầm, tàu chiến, tàu đổ bộ và tàu hỗ trợ số lượng lớn hơn so với những tàu hiện đang phục vụ trong lực lượng hải quân của Đức, Ấn Độ, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh".

"Với tốc độ Trung Quốc đang đóng tàu hải quân, với khả năng tác chiến mà những tàu chiến mới, tôi có thể nói rằng PLAN đã đi từ hải quân phòng thủ bờ biển thành lực lượng hải quân mạnh nhất trong khu vực với một số khả năng tiếp cận toàn cầu, và đang trên đường xây dựng một lực lượng hải quân tầm cỡ thế giới nếu tiếp tục phát triển với tốc độ như hiện có" - Shugart nói với CNN trong cuộc phỏng vấn.

Sidharth Kaushal, thành viên nghiên cứu Royal United, cho biết Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng hải quân theo mục đích nhất định, phần lớn tập trung vào các tàu như hộ tống hạm, khu trục hạng nhẹ và tàu ngầm chạy diesel-điện, có lợi thế chiến thuật ở các vùng biển xung quanh Trung Quốc.

Kaushal cho biết: “Phần lớn hoạt động đóng tàu của Trung Quốc, chẳng hạn như lực lượng 75  hộ tống hạm Type 056  là các / khinh hạm”. Trái ngược với Hải quân Mỹ với lớp tàu khu trục nhỏ, tàu tác chiến ven bờ, hiện chỉ có số lượng khoảng 15 chiếc chuyên dụng.

Lực lượng hộ tống hạm lý tưởng cho các vùng nước hẹp, nông hơn, những khu vực đang có các tranh chấp với Trung Quốc như Biển Đông, xung quanh Đài Loan; quần đảo đảo Senkaku / Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông.

Những chiến hạm mà PLAN đưa ra biển được bảo vệ bởi một lực lượng tên lửa phòng không và tên lửa chống hạm rất lớn.

Ông Kaushal nói, hệ thống tên lửa SAM và tên lửa chống hạm "làm rối loạn cấu trúc sức mạnh Mỹ và ngăn chặn sức mạnh hải quân và không quân áp sát vào Trung Quốc". "Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia tăng quyền lực chống lại các quốc gia địa phương - các quốc gia dễ bị tổn thương hơn nhiều khi các liên kết hàng hải cho phép Mỹ hỗ trợ bị cắt đứt."

Ví dụ, nếu Hải quân Mỹ không thể hoạt động ở Biển Đông vì mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc, thì Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc bảo vệ Philippines, nơi mà Washington đã có hiệp ước phòng thủ chung.

Các nhà lãnh đạo quân đội Mỹ cũng nhận thức được rằng vào năm 2021, Hải quân PLA có sức mạnh còn lớn hơn cả số lượng tàu. Việc phát triển các chiến hạm đổ bộ trực thăng và các phương tiện đổ bộ khác cho phép PLA có thể đưa một số lượng lớn bộ binh, Lính thủy đánh bộ đến các khu vực tranh chấp như Đài Loan hoặc Biển Đông.

Kế hoạch phát triển hải quân khổng lồ của Trung Quốc liên quan trực tiếp đến việc quốc gia này này củng cố tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp với gần như toàn bộ 3,3 triệu km vuông (1,3 triệu dặm vuông) tại Biển Đông, xây dựng các bãi đá ngầm và bãi cát nhỏ thành những đảo nhân tạo, công trình phòng ngự kiên cố với tên lửa phòng không, tên lửa chống hạm, sân bay và hệ thống vũ khí phòng ngự hiện đại.

Theo TGO
back to top