Vì sao TPHCM không áp dụng giãn cách xã hội toàn TP trong giai đoạn đầu?

Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, không mặc chung chiếc áo giãn cách cho toàn TP bởi vì tác động nhiều mặt, sợ chỉ vì mấy ca nhiễm mà cả TP ảnh hưởng.

Chiều 12/10, tại buổi giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội TPHCM, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên đã kể về những ngày tháng chống dịch khốc liệt, chưa từng có của TPHCM mà "nỗi lo lắng, ám ảnh này vẫn còn hiện hữu". 

bi-thu-thanh-uy-tphcm-nguyen-van-nen-chia-se-ve-nhung-ngay-thang-chong-dich-khoc-liet..jpg
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên chia sẻ về những ngày tháng chống dịch khốc liệt.

Bí thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ, TPHCM thực hiện bất kỳ biện pháp giãn cách nào đều cân nhắc và rất khó khăn. Ngay khi nghe báo cáo về phát hiện 2 ca dương tính Covid-19 đến khám tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định ngày 26/5/2021, Ban thường vụ Thành ủy TP đang họp phải ngưng hết để bàn việc chống dịch.

Sau khi truy nguồn gốc ca nhiễm liên quan đến điểm nhóm truyền giáo, lãnh đạo TP nhanh chóng dùng chỉ thị 15 để kìm lại một số hoạt động và áp dụng chỉ thị 16 ở một số địa bàn trọng tâm, trọng điểm.

Có nghĩa là không mặc chung chiếc áo giãn cách cho toàn TP bởi vì tác động nhiều mặt, sợ chỉ vì mấy ca nhiễm mà cả TP ảnh hưởng.

Chùm dịch bùng phát, TP tiến hành xét nghiệm, truy vết không kịp do lúc đó sử dụng "vũ khí chậm PCR" không còn hiệu quả. Dù tập trung lấy số lượng mẫu lớn, có ngày lấy 40.000 mẫu nhưng năng lực trả kết quả chỉ khoảng 10.000.

Kết quả xét nghiệm phải chờ đợi 24 - 48 giờ, có lúc kẹt máy phải 7 ngày mới trả, khi đó kết quả không còn giá trị. Do nhóm người thuộc điểm nhóm truyền giáo tập trung đông người trong không gian nhỏ, không thực hiện 5K, không khai báo y tế nên khi phát hiện đã gây ra chùm lây nhiễm, trở tay không kịp.

Đặc biệt khi đó, TPHCM chưa có văcxin nên chỉ tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến. "Ai khỏe vượt qua, ai bệnh nằm viện, cái đó tạo ra căng thẳng cực lớn. Phải ngăn chặn nguồn lây, giữ F0 lại nhưng giữ không biết làm gì", ông Nguyễn Văn Nên kể lại.

Về câu hỏi tại sao Bắc Giang, Đà Nẵng và một số nơi thành công trong việc xét nghiệm, truy vết được toàn bộ ca nhiễm nhưng TPHCM không làm được, Bí thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ: "TPHCM có đặc điểm khác với các địa phương.

Tại Bắc Giang khi cần giãn khoảng 40.000 dân thì bộ đội dời đi, nhường doanh trại cho dân. Tại TPHCM, có giai đoạn Bình Tân báo tình hình rất căng, không thể giãn cách được. Hàng trăm nghìn dân cần di dời, nhưng không biết đưa đi đâu bởi Cần Giờ hay Củ Chi cũng không đủ sức. Nhiều địa phương dịch kéo dài lê thê đều có đặc điểm chung là mật độ dân số cao như Bình Tân, Bình Chánh, quận 8, quận 4.

Dù vậy, nhờ các lực lượng trung ương tăng cường và có kit test nhanh, cùng với việc Bộ Y tế tăng cường 4 đơn vị Bệnh viện Bạch Mai, Trung ương Huế, Việt Đức, Chợ Rẫy lo điều trị tầng 3, tầng 4, một mặt lực lượng quân y xuống tận từng pháo đài lo điều trị F0 dưới cơ sở, TP đã kết hợp hai mũi giáp công và từng bước kiểm soát được dịch bệnh.

Theo Đời sống
Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên UBND bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. (Ảnh minh hoạ).

Hà Nội và TPHCM có không quá 5 phó chủ tịch UBND

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký xác thực Văn bản hợp nhất ban hành Nghị định quy định số lượng phó chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên UBND.
back to top