Vì sao tiếp tục hoãn phóng tên lửa mang vệ tinh NanoDragon của Việt Nam?

Theo thông báo từ Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Hàng không - Vũ trụ Nhật Bản (JAXA), do thời tiết không thuận lợi nên cơ quan này đã hoãn lịch phóng tên lửa Epsilon số 5 mang theo vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản vào vũ trụ sáng 7/10.

Theo kế hoạch, vào lúc 7h51' 21 (giờ Hà Nội), ngày 7/10, tên lửa Epsilon số 5 của Nhật Bản được điểm hỏa và phóng lên quỹ đạo. Việc phóng 9 vệ tinh này nằm trong khuôn khổ "Trình diễn công nghệ vệ tinh sáng tạo 2"- Innovative Satellite Technology Demonstration-2" của Cơ quan Hàng không - Vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

Buổi phóng tên lửa Eplison 5 được JAXA trực tiếp trên YouTube từ Trung tâm vũ trụ Uchinoura, tỉnh Kagoshima (Nhật Bản).

jaxa-hoan-phong-nanodragon.jpg
Do thời tiết không thuận lợi nên cơ quan này đã hoãn lịch phóng tên lửa Epsilon số 5 mang theo vệ tinh NanoDragon cùng với 8 vệ tinh khác của Nhật Bản vào vũ trụ sáng 7/10.

Đây là lần thứ 2 tên lửa Epsilon số 5 phải hoãn phóng. Trước đó, sáng 1/10, tên lửa này đã phải hoãn phóng do trục trặc kỹ thuật vì đã phát hiện bất thường trong dữ liệu của radar Doppler di động được sử dụng để theo dõi và điều khiển tên lửa. Lịch phóng tên lửa Epsilon 5 lần thứ 3 sẽ được JAXA thông báo sau.

NanoDragon do các nhà khoa học thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chế tạo. 

Vệ tinh NanoDragon được phát triển với mục đích chứng minh có thể dùng công nghệ chùm vệ tinh cỡ siêu nhỏ để thu tín hiệu nhận dạng tự động tàu thủy sử dụng cho mục đích tránh bị va chạm hoặc kết hợp dữ liệu để theo dõi, giám sát phương tiện trên biển. Vệ tinh NanoDragon cũng được thiết kế để nhằm xác minh chất lượng của hệ thống điều khiển và xác định tư thế vệ tinh và một máy tính tiên tiến mới được phát triển riêng dành cho vệ tinh cỡ nhỏ.

Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sau vệ tinh NanoDragon, vệ tinh LOTUSat-1 được Nhật Bản chế tạo thông qua dự án của Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, dự kiến được đưa lên quỹ đạo vào cuối năm 2023, sẽ là vệ tinh quan sát Trái Đất sử dụng công nghệ radar đầu tiên của Việt Nam. Vệ tinh có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết và rất phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta.

Theo Đời sống
 Chat GPT-5 sắp ra mắt có gì đặc biệt?

Chat GPT-5 sắp ra mắt có gì đặc biệt?

Nhiều nguồn tin cho biết, OpenAI sẽ phát hành thế hệ tiếp theo của mô hình ChatGPT trong vài tháng tới. Đây cũng là sản phẩm quan trọng nhất, giúp công ty này gây tiếng vang, nhận được hàng tỷ USD góp vốn trong hơn một năm qua.
back to top