Vì sao sông Sài Gòn nhiễm mặn?

(khoahocdoisong.vn) - Với đặc điểm lòng dẫn sâu, độ dốc đáy sông nhỏ, biên độ triều lớn, do đó nước mặn theo dòng triều xâm nhập rất cao lên thượng lưu vào giữa và cuối mùa khô.

Hỏi: Vì sao sông Sài Gòn bị nhiễm mặn ngày càng cao, có phải do địa hình thấp dần?

Lê Hữu Minh (Đồng Nai)

TS Trần Thị Kim, ĐH Tài nguyên và Môi trường TP HCM: Những năm gần đây, nguồn nước trên sông Sài Gòn độ mặn ngày càng tăng cao và chưa có xu hướng giảm. Tình trạng thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa khô diễn ra ngày càng gay gắt. Lý do là hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai bao gồm dòng chính sông Đồng Nai và 4 sông nhánh lớn là sông La Ngà, sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ. Xâm nhập mặn là một hiện tượng đáng chú ý ở phần hạ lưu sông Sài Gòn – Đồng Nai. Với đặc điểm lòng dẫn sâu, độ dốc đáy sông nhỏ, biên độ triều lớn, do đó nước mặn theo dòng triều xâm nhập rất cao lên thượng lưu vào giữa và cuối mùa khô. Nước biển dâng kéo theo sự thay đổi biên độ và pha thủy triều trong các vịnh và vùng biển ven bở, dẫn đến quá trình lan truyền chất trong sông thay đổi.

Theo Đời sống
Trẻ suy thận cấp vì tiêu chảy

Bé 4 tuổi suy thận cấp vì tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao có thể 10-15 lần/ngày, kèm theo thời tiết nắng nóng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top