Vì sao nông dân Ấn Độ chế tạo dứa nhồi thuốc nổ?

Động vật hoang dã từ lâu đã bị coi là mối nguy hại cho các ruộng vườn của người nông dân Ấn Độ. Nhiều người sử dụng bẫy nổ tự chế để chống động vật chỉ vì chi phí rẻ.

<div> <p>H&ocirc;m 3/6, c&aacute;c quan chức Ấn Độ th&ocirc;ng b&aacute;o một con voi mang thai đ&atilde; chết ở quận Malappuram, bang Kerala (Ấn Độ) sau khi ăn dứa nhồi thuốc nổ v&agrave;o ng&agrave;y 27/5. &ldquo;H&agrave;m của voi mẹ bị vỡ n&aacute;t, n&oacute; kh&ocirc;ng thể ăn g&igrave; sau khi quả dứa ph&aacute;t nổ ngay trong miệng n&oacute;&rdquo;, <em>Tribune India </em>dẫn lời &ocirc;ng Surendra Kumar, người đứng đầu cơ quan bảo vệ động vật hoang d&atilde; của Kerala, n&oacute;i.</p> <p>&ldquo;Người d&acirc;n khu vực thường sử dụng ph&aacute;o hoặc dứa nhồi chất nổ để bảo vệ đồng ruộng khỏi lợn rừng&rdquo;, gi&aacute;o sư O.P. Nammeer tại Đại học N&ocirc;ng nghiệp Kerala b&igrave;nh luận.</p> <p>Theo &ocirc;ng, nguy&ecirc;n nh&acirc;n ch&iacute;nh dẫn đến sự việc đau l&ograve;ng n&agrave;y l&agrave; m&ocirc;i trường sống của động vật hoang d&atilde; đang bị thu hẹp. N&ocirc;ng d&acirc;n bang Kerala hiện canh t&aacute;c tr&ecirc;n những c&aacute;nh đồng vốn từng được d&ugrave;ng để chăn thả voi. Dữ liệu ch&iacute;nh thức cho thấy c&aacute;c cuộc xung đột giữa người v&agrave; động vật hoang d&atilde; đ&atilde; tăng từ 6.022 trường hợp năm 2016 l&ecirc;n 7.229 năm 2018.</p> <h3>T&agrave;n ph&aacute; đồng ruộng</h3> <p>&ldquo;Người d&acirc;n địa phương d&ugrave;ng nhiều c&aacute;ch kh&aacute;c nhau để chống động vật hoang d&atilde;. Họ dựng c&aacute;c h&agrave;ng r&agrave;o điện, đ&agrave;o r&atilde;nh v&agrave; thậm ch&iacute; sử dụng bom tự chế. Đ&oacute; l&agrave; c&aacute;c h&agrave;nh vi bất hợp ph&aacute;p theo Đạo luật Bảo vệ Động vật hoang d&atilde; năm 1972&rdquo;, &ocirc;ng Nammeer nhấn mạnh.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="dua nhoi thuoc no tai An Do anh 1" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/05/znews-photo-zadn-vn_skynews_elephant_kerala_india_5005032.jpg" title="dứa nhồi thuốc nổ tại Ấn Độ ảnh 1" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>Voi mẹ qua đời sau khi ăn dứa nhồi thuốc nổ v&agrave;o ng&agrave;y 27/5. Ảnh: <em>AFP</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Tr&ecirc;n thực tế, người n&ocirc;ng d&acirc;n Ấn Độ đ&atilde; chịu tổn thất nặng nề v&igrave; động vật hoang d&atilde;. &ldquo;Lợn rừng, khỉ Macaque Rhesus, khỉ mốc, thỏ rừng Ấn Độ, gấu ngựa l&agrave; những lo&agrave;i thường ph&aacute; hoại đồng ruộng&rdquo;, b&agrave; Sarala Khaling, Gi&aacute;m đốc Viện Ashoka Trust, b&igrave;nh luận.</span></p> <p>&Ocirc;ng Phincho Tsering Dukpa, một n&ocirc;ng d&acirc;n ở Darjeeling, sở hữu hơn 28.000 m2 đất, nhưng hơn 16.000 m2 trong số đ&oacute; chịu tổn thất lớn v&igrave; lợn rừng. &ldquo;T&ocirc;i đ&atilde; nghĩ đến chuyện b&aacute;n hết chỗ đất đ&oacute;&rdquo;, &ocirc;ng Dukpa than v&atilde;n.</p> <p>&ldquo;Đối với ch&uacute;ng t&ocirc;i, đất qu&yacute; như v&agrave;ng v&igrave; n&oacute; c&oacute; thể tạo ra mọi thứ. Nhưng những cuộc tấn c&ocirc;ng của động vật hoang d&atilde; khiến ch&uacute;ng t&ocirc;i nản l&ograve;ng&rdquo;, &ocirc;ng Dukpa n&oacute;i với <em>Village Square.</em></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="dua nhoi thuoc no tai An Do anh 2" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/05/znews-photo-zadn-vn_anh_chup_man_hinh_2020_06_04_luc_22.21.24.png" title="dứa nhồi thuốc nổ tại Ấn Độ ảnh 2" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>&Ocirc;ng Phincho Tsering Dukpa chịu thiệt hại nặng nề v&igrave; động vật hoang d&atilde;. Ảnh: <em>Athar Parvaiz. </em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Một nghi&ecirc;n cứu do Viện Ashoka Trust thực hiện tại c&aacute;c ng&ocirc;i l&agrave;ng ở Darjeeling chỉ ra mất m&ugrave;a l&agrave; một trong những vấn đề lớn nhất đối với người d&acirc;n địa phương. Hầu hết n&ocirc;ng d&acirc;n thiệt hại đến 40% hoa m&agrave;u mỗi năm v&igrave; động vật hoang d&atilde;.</span></p> <p>&ldquo;Những thiệt hại n&agrave;y l&agrave; vấn đề lớn đối với người d&acirc;n địa phương bởi họ kh&ocirc;ng c&oacute; nhiều quyền sở hữu đất đai v&agrave; cũng chẳng thể t&igrave;m c&ocirc;ng việc kh&aacute;c&rdquo;, b&agrave; Khaling b&igrave;nh luận.</p> <p>V&igrave; vậy, người d&acirc;n địa phương chịu &aacute;p lực t&agrave;i ch&iacute;nh nghi&ecirc;m trọng do t&igrave;nh trạng mất m&ugrave;a trầm trọng v&agrave; dai dẳng. Nhiều gia đ&igrave;nh phải di cư đến c&aacute;c thị trấn hoặc th&agrave;nh phố l&acirc;n cận để t&igrave;m kiếm cơ hội việc l&agrave;m v&agrave; thu nhập ổn định hơn.</p> <p>Đối với ri&ecirc;ng bang Kerala, c&aacute;c cuộc xung đột với động vật hoang d&atilde; đang l&agrave; một trong những mối quan t&acirc;m h&agrave;ng đầu, nhất l&agrave; ở r&igrave;a rừng Nilambur. Theo một nghi&ecirc;n cứu của Tạp ch&iacute; Hiệp hội Lịch sử Tự nhi&ecirc;n Bombay hồi năm 2016, thu nhập của 61,67% hộ gia đ&igrave;nh phụ thuộc v&agrave;o n&ocirc;ng nghiệp.</p> <p>Trong khi đ&oacute;, 50% người được hỏi n&oacute;i rằng hơn 40% thu nhập mỗi năm bốc hơi do động vật hoang d&atilde;.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="dua nhoi thuoc no tai An Do anh 3" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/05/znews-photo-zadn-vn_anh_chup_man_hinh_2020_06_04_luc_22.21.37.png" title="dứa nhồi thuốc nổ tại Ấn Độ ảnh 3" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p><em>Ruộng vườn bị động vật hoang d&atilde; t&agrave;n ph&aacute;. Ảnh: Athar Parvaiz. </em></p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Theo nghi&ecirc;n cứu, voi ch&acirc;u &Aacute; g&acirc;y thiệt hại m&ugrave;a m&agrave;ng lớn nhất tại l&agrave;ng Athirapilly (51,2%), Kodassery (18,4%), Panacherry (11,7%), Varandharapilly (10,6%) v&agrave; Puthur (7,9%). Trong khi đ&oacute;, lợn rừng ho&agrave;nh h&agrave;nh tr&ecirc;n c&aacute;c c&aacute;nh đồng hoa m&agrave;u v&agrave; g&acirc;y thiệt hại nặng nề ở l&agrave;ng Panacherry (41%), Thekkumkara (12%), Chelakkara (11%) v&agrave; Madakkathara (9%).</span></p> <p>Tr&ecirc;n khắp Ấn Độ, 71% hộ gia đ&igrave;nh bị mất m&ugrave;a v&agrave; 17% mất gia s&uacute;c v&igrave; động vật hoang d&atilde;, theo nghi&ecirc;n cứu của chuy&ecirc;n gia Krithi K.Karanth v&agrave; Sahila Kudalkar thuộc Trung t&acirc;m Nghi&ecirc;n cứu Động vật Hoang d&atilde;.</p> <h3>Bẫy nổ gi&aacute; rẻ</h3> <p>Theo b&agrave; Sarala Khaling tại Ashoka Trust, n&ocirc;ng d&acirc;n Ấn Độ l&agrave;m nhiều c&aacute;ch để ngăn chặn động vật hoang d&atilde; ph&aacute; hoại đồng ruộng. Một trong số đ&oacute; l&agrave; x&acirc;y dựng những h&agrave;ng r&agrave;o tự nhi&ecirc;n bằng c&acirc;y asare, chutro kesari hoặc ghurpis.</p> <p>&ldquo;Tuy nhi&ecirc;n, h&agrave;ng r&agrave;o tự nhi&ecirc;n phải mất &iacute;t nhất 3 năm để đạt hiệu quả, trong khi c&aacute;c c&acirc;y non cũng cần theo d&otilde;i, chăm s&oacute;c thường xuy&ecirc;n&rdquo;, b&agrave; Khaling b&igrave;nh luận.</p> <p>Theo c&aacute;c chuy&ecirc;n gia, người d&acirc;n thường sử dụng bẫy nổ tự chế bất chấp vi phạm đạo luật bảo vệ động vật v&igrave; chi ph&iacute; rẻ. Nhiều hộ gia đ&igrave;nh kh&ocirc;ng c&oacute; đủ tiền để sử dụng những biện ph&aacute;p an to&agrave;n hơn. Tại quận Palakkad &ndash; nơi xảy ra vụ việc đau l&ograve;ng, thu nhập b&igrave;nh qu&acirc;n đầu người chỉ khoảng 94.012 rupee (<abbr class="rate-usd">1.244 USD</abbr>) v&agrave;o năm 2018, xếp cuối c&ugrave;ng tr&ecirc;n tổng số 14 quận tại bang Kerala. Thu nhập b&igrave;nh qu&acirc;n đầu người của to&agrave;n bang l&agrave; 123.707 rupee (<abbr class="rate-usd">1.641 USD</abbr>).</p> <p>Ấn Độ cũng l&agrave; quốc gia c&oacute; tỷ lệ ch&ecirc;nh lệch gi&agrave;u ngh&egrave;o lớn với 12 triệu người c&oacute; thể rơi v&agrave;o t&igrave;nh trạng cực kỳ ngh&egrave;o đ&oacute;i với mức sống dưới <abbr class="rate-usd">1,9 USD</abbr>/ng&agrave;y, theo Ng&acirc;n h&agrave;ng Thế giới.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="dua nhoi thuoc no tai An Do anh 4" src="https://khds.1cdn.vn/2020/06/05/znews-photo-zadn-vn_istockphoto_923949062_640x640.jpg" title="dứa nhồi thuốc nổ tại Ấn Độ ảnh 4" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption"> <p>N&ocirc;ng d&acirc;n Ấn Độ sử dụng bẫy nổ v&igrave; chi ph&iacute; rẻ. Ảnh:<em> Getty Images</em>.</p> </td> </tr> </tbody> </table> <p><span>Theo </span><em style="font-size: 16px;">Tribune India,</em><span> một số bang tại Ấn Độ như Punjab v&agrave; Haryana đ&atilde; c&oacute; c&aacute;c ch&iacute;nh s&aacute;ch bồi thường cho n&ocirc;ng d&acirc;n bị thiệt hại v&igrave; động vật hoang d&atilde;. &ldquo;Tuy nhi&ecirc;n, những biện ph&aacute;p như bảo hiểm, bồi thường, h&agrave;ng r&agrave;o vật l&yacute; chỉ c&oacute; t&aacute;c dụng trong ngắn hạn. T&ocirc;i cho rằng ch&iacute;nh phủ cần t&igrave;m kiếm c&aacute;c biện ph&aacute;p s&aacute;ng tạo để giải quyết tận gốc vấn đề&rdquo;, b&agrave; Khaling của Ashoka Trust nhấn mạnh.</span></p> <h3>&quot;Những kẻ cướp&quot;</h3> <p>Tr&ecirc;n thực tế, nguy&ecirc;n nh&acirc;n ch&iacute;nh dẫn đến xung đột giữa người v&agrave; động vật hoang d&atilde; l&agrave; m&ocirc;i trường sống của động vật hoang d&atilde; đang bị thu hẹp.</p> <p>&quot;Nhiều người n&ocirc;ng d&acirc;n thời đại mới l&agrave; những kẻ cướp. Họ mua đất ở c&aacute;c v&ugrave;ng r&igrave;a rừng v&igrave; gi&aacute; rẻ. Trước khi l&agrave; một n&ocirc;ng d&acirc;n, họ l&agrave; một thương nh&acirc;n&rdquo;, gi&aacute;o sư O.P. Nammeer tại Đại học N&ocirc;ng nghiệp Kerala b&igrave;nh luận.</p> <p>&ldquo;Ở những v&ugrave;ng đất đ&oacute;, một động vật c&oacute; v&uacute; khổng lồ cũng l&agrave; trở ngại lớn cho c&ocirc;ng việc kinh doanh của họ&rdquo;, &ocirc;ng nhấn mạnh.</p> <p>C&aacute;c cuộc biểu t&igrave;nh c&ocirc;ng cộng chống lại hổ v&agrave; voi đang lan rộng tại những điểm n&oacute;ng du lịch thăm rừng v&agrave; n&ocirc;ng trại như Wayanad v&agrave; Idukki.</p> <p>C&aacute;c cuộc biểu t&igrave;nh chống lại luật bảo tồn động vật hoang d&atilde; cũng phổ biến tại Ấn Độ. &ldquo;Việc lấn chiếm đ&atilde; chiếm được ưu thế về &yacute; thứ hệ ở bang Kerala. Khi một trường hợp như thế n&agrave;y xuất hiện, con người sẽ n&oacute;i về bảo tồn. Nhưng sau đ&oacute; họ lại qu&ecirc;n mất. Trừ khi bảo tồn động vật được nằm trong danh s&aacute;ch c&aacute;c vấn đề m&agrave; ch&iacute;nh phủ đặc biệt quan t&acirc;m, động vật hoang d&atilde; sẽ kh&ocirc;ng được cứu&rdquo;, nh&agrave; b&aacute;o K.A. Shaji nhận định.</p> <p>Theo &ocirc;ng, số trường hợp giết lợn rừng tăng vọt v&agrave; chiếm phần lớn vụ &aacute;n li&ecirc;n quan đến xung đột giữa người v&agrave; động vật hoang d&atilde;. &ldquo;Những con lợn chết sau đ&oacute; bị thi&ecirc;u v&agrave; ch&ocirc;n dưới hố s&acirc;u. Đổi lại tất cả rắc rối n&agrave;y, người n&ocirc;ng d&acirc;n chỉ bị phạt khoảng 500 rupee (<abbr class="rate-usd">6,62 USD</abbr>)&rdquo;, nh&agrave; b&aacute;o Shaji n&oacute;i.</p> <p>&ldquo;Trong khi đ&oacute;, chế tạo một quả bom th&ocirc; sơ rẻ v&agrave; dễ d&agrave;ng hơn nhiều, ngay cả khi n&oacute; vi phạm ph&aacute;p luật&rdquo;, &ocirc;ng n&oacute;i th&ecirc;m.</p> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo zingnews.vn
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top