Vì sao loài chim không có răng?

Theo Telegraph, nghiên cứu của các chuyên gia thuộc ĐH Toronto (Canada) đã chỉ ra rằng, tổ tiên của loài chim hiện đại đã sống sót qua thảm họa thiên thạch cách đây hơn 60 triệu năm. Và “sự trường tồn” này là nhờ cấu tạo của mỏ cứng, giúp chúng ăn hạt cây.

Thảm họa thiên thạch đâm xuống Trái đất đã khiến nguồn thức ăn trở nên khan hiếm tột độ, biến đổi khí hậu… Điều này khiến cho các loài khủng long ăn thịt, thằn lằn, trong đó có cả các loài thuộc họ Maniraptoran (họ khủng long bao gồm cả chim) đột ngột bị xóa sổ vào cuối kỷ Phấn trắng.

Nhưng kỳ lạ rằng, chim có mỏ nhưng không răng lại vẫn sống sót qua cuộc đại tuyệt chủng. Câu hỏi đặt ra là vì sao lại có sự khác biệt này?

Để đi tìm lời giải, giới chuyên gia đã tiến hành phân tích dữ liệu từ hơn 3.000 mẫu răng hóa thạch của 4 nhóm thuộc họ Maniraptoran.

Họ nghi ngờ rằng chế độ ăn đã đóng vai trò trong khả năng sống sót của tổ tiên loài chim hiện đại lúc đó.

Nghiên cứu sâu thêm họ nhận thấy loại thức ăn của họ hàng chim hiện đại vào kỷ Phấn trắng đã sử dụng – đó là các loại hạt. Tuy nhiên, điểm chung của các loài chim hiện đại là loài chim có mỏ nhưng không có răng.

Hoàng Bách (tổng hợp)

Theo Đời sống
back to top