Vì sao khi chạy nhanh, một số xe lại choãi bánh sau ra?

Chiếc Mercedes-Benz GLE trên cao tốc, như nhiều xe Đức khác, khi chạy nhanh thì các bánh xe choãi ra. Vì sao lại như vậy?

Thực ra điều này làm cho xe tăng khả năng bám đường ở những khúc cua, tạo nên chiếc xe nhanh nhẹn hơn, cũng như cảm giác lái chính xác và chắc chắn hơn ở tốc độ cao.

Khi xe đứng yên hoặc chạy chậm, sẽ tốt hơn khi bánh xe vuông góc với mặt đất. Tận dụng tiết diện của cả lốp xe sẽ gia tăng khả năng bám đường ở tốc độ chậm cũng như bền lốp và hệ thống treo hơn.

Mercedes-Benz GLE

Góc nghiêng của bánh xe thay đổi ở các tốc độ khác nhau

Nếu bán tín bán nghi, hãy nhìn hình ảnh của bất kỳ cái xe F1 nào, sao bánh trước nó nghiêng thế?

Để thay đổi góc nghiêng bánh xe theo tốc độ, chiếc xe sẽ cần ít nhất 2 yếu tố:

1. Hệ thống treo cần được thiết kế để góc nghiêng bánh xe thay đổi theo chiều cao của xe. Khi xe càng thấp xuống thì góc này càng lớn lên và bánh xe choãi ra 2 bên. Và bánh vuông góc với mặt đất khi chiều cao xe nâng lên. Thế nên thiết kế hệ thống treo hơi cầu kỳ 1 tý!

2. Cơ chế để xe hạ thấp khi chạy nhanh. Ví dụ như chất 200kg lên xe khi chạy lên đến 200km/h để xe hạ thấp hơn, choãi bánh ra. Tuy nhiên 200kg này cần vứt đi khi xe chạy chậm. Để giải quyết vấn đề cất 200kg này ở đâu, thì các kỹ sư lấy nó từ không khí: Khí động học.

Với khí động học, nếu hiểu theo cách thông thường - là giảm lực cản không khí lên một chiếc xe để nó chạy nhanh hơn và đỡ tốn nhiên liệu hơn - thì mới là một nửa câu chuyện.

Một chiếc xe có chỉ số cản gió thấp có thể tiết kiệm vài lít xăng trên mỗi trăm km. Tuy nhiên, để sử dụng khí động học với mục đích tạo ra lực ép xe xuống mặt đường ở tốc độ cao (ngược với nguyên lý máy bay cất cánh khi có đủ lực nâng từ không khí), thì câu chuyện “tiết kiệm nhiên liệu” cần phải nhường chỗ. Nếu cần tiêu tốn 2-3L xăng thêm để tạo ra chiếc xe bám đường hơn, thì quá xứng đáng.

Vận hành xe Mercedes

Mercedes-Benz sử dụng khí động học với mục đích tạo ra lực ép xe xuống mặt đường ở tốc độ cao

Hầu hết các xe có khả năng này đều được thiết kế khí động học rất tốt, một số được thiết kế luôn trên hình dáng chiếc xe, một số khác có thể thêm những cánh gió, hoặc cánh gió điều khiển tự động theo tốc độ…

Đến đây, có thể chúng ta có câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao cầu kỳ thế?” Có thể để xe chạy đến 200km/h thì không cần cầu kỳ, nhưng từ đó trở lên thì lại là vấn đề khá lớn. Để chạy thẳng thì dễ, vào cua nhanh thì nên cầu kỳ. Cảm giác lái là gì nếu mà vào cua hơi tý là… chửa?

Theo cartimes.vn
Vì sao Kia và Hyundai triệu hồi gần 170 nghìn ôtô điện?

Vì sao Kia và Hyundai triệu hồi gần 170 nghìn ôtô điện?

Nguyên nhân đợt triệu hồi xe điện Kia và Hyundai này là vấn đề liên quan đến bộ điều khiển sạc tích hợp (ICCU), có thể khiến các mẫu xe như Hyundai Ioniq 5, Ioniq 6, Genesis GV60, GV70, G80 EVs và Kia EV6 mất điện khi đang di chuyển.
back to top