Vì sao chân chống nghiêng xe máy lại nằm bên trái?

Xét dưới góc độ kỹ thuật thì chân chống đặt bên trái sẽ giúp phanh chân – chân chống hoạt động độc lập. Với xe số, phần phanh chân được đặt ở bên phải, cần gạt số nằm ở bên trái.

Theo Quora thì chiếc chân chống đầu tiên được sáng chế bởi nhà khoa học người Pháp -Alfred Berruyer vào năm 1869.

Theo đó, ông đã thiết kế chiếc chân chống cho chiếc xe đạp của mình. Lúc này, chân chống đã được thiết kế ở bên trái nhằm thuận tiện với việc gạt lên, và nó được gắn ngay với phần đầu xe, dưới tay lái.

Tuy nhiên, thói quen và kỹ thuật là 2 lời giải khác được đưa ra về sự xuất hiện của chiếc chân chống nằm bên trái này.

Cụ thể, hầu hết mọi người thường thuận bên phải nên khi dừng xe chống chân xuống, họ sẽ đưa chân phải lên cao và xoay người theo chiều kim đồng hồ. Tương tự khi lên xe, ta thường đưa chân phải lên trước và xoay người ngược chiều kim đồng hồ để lên xe. Nếu làm ngược lại sẽ rất khó để giữ thăng bằng.

Alfred Berruyer và bản thiết kế chân chống bên trái xe của mình

Đây được cho là thói quen lâu đời của người Anh – khi xưa kia họ cũng có thói quen lên ngựa từ bên trái, chính vì thế chi tiết đặt chân chống xe bên trái sẽ không có gì quá khó hiểu.

Xét dưới góc độ kỹ thuật thì chân chống đặt bên trái sẽ giúp phanh chân – chân chống hoạt động độc lập. Với xe số, phần phanh chân được đặt ở bên phải, cần gạt số nằm ở bên trái.

Khi sử dụng, mọi người sẽ dùng chân phải làm trụ, chân trái gạt chân chống rồi đạp số. Nếu đặt ngược lại – chân chống bên phải, người lái sẽ mất nhiều thao tác hơn – chân phải gạt chân chống – chân phải chống xuống làm trụ để chân trái gạt số.

Hoàng Bách (tổng hợp)

Theo Đời sống
Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Bàu Trắng là địa danh du lịch còn khá hoang sơ của tỉnh Bình Thuận, với tâm điểm là một hồ nước ngọt tự nhiên rộng lớn, được bao phủ bởi những đồi cát mênh mông trải dài. 
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top