Vi khuẩn từ quần áo bẩn mùa đông

Vi khuẩn từ quần áo bẩn mùa đông là điều dễ hiểu bởi đồ mùa đông thường to, dày, khó giặt nên ít người giặt ngay áo khoác, áo len… sau mỗi lần mặc. Và điều gì sẽ xảy ra khi bạn mặc lại những đồ dùng đã bám đầy bụi, vi khuẩn…

Vi khuẩn từ quần áo bẩn mùa đông là điều dễ hiểu bởi đồ mùa đông thường to, dày, khó giặt nên ít người giặt ngay áo khoác, áo len… sau mỗi lần mặc.

Ngại giặt vì vừa lâu khô, vừa khó giặt

Vào mùa đông, trời ẩm ướt, phơi khó khô, đồng thời quần áo ấm (áo len, áo khoác…) và các phụ kiện làm ấm cơ thể (găng tay, khăn quàng cổ…) lại dày, nặng, nên nhiều người không nghĩ đến việc giặt chúng ngay sau một lần sử dụng.

Một cuộc khảo sát nhỏ của KH&ĐS với 15 hộ gia đình tại khu Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội, cho thấy, có đến 85% số người được hỏi cho biết sau 3 – 5 ngày mặc họ mới giặt áo len; áo khoác, áo dạ thì phải mặc liên tục đến 1 -2 tuần mới giặt; ngay đến khăn quàng cổ, găng tay, thậm chí là tất da chân cũng phải 2 -3 lần sử dụng mới giặt.

Lý do là mùa đông, những quần áo ấm và phụ kiện dày, nặng giặt khó khô và không phải loại nào cũng giặt được bằng máy giặt. Sau lần mặc đầu tiên, 60% số người được hỏi cho biết sẽ vắt ngay chúng trong nhà tắm, 5% cho biết vứt chúng thành đống trong phòng ngủ, chỉ có 35% cho biết treo chúng trên mắc quần áo nơi khô thoáng.

Ông Nguyễn Thành Vinh, Công ty Vệ sinh Nhà sạch cho biết, đừng bao giờ nghĩ một chiếc quần, hay áo đi từ ngoài đường về là chúng còn sạch sẽ. Bụi bẩn, khói xăng xe sẽ bám đầy vào quần áo. Đây chính là lý do, sau khi bạn đi từ ngoài đường về, bạn sẽ thấy quần áo có mùi khó chịu chứ không thơm tho như lúc mới mặc vào.

Điều đáng nói, khi thay ra, bạn lại treo trên mắc trong nhà tắm, một nơi vốn kín bí và đầy ẩm ướt, sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển. Việc chất đống quần áo cũng tương tự như vậy. Rõ ràng, khi quần áo bẩn, ngày mai bạn mặc chúng lên người sẽ là cách bạn chất thêm vi khuẩn lên người.

Ông Nguyễn Thành Vinh: Khi mang đi giặt, quần áo mùa đông có đặc điểm khó khô nên bạn cần chú ý thời tiết. Tuy là mùa đông nhưng vẫn có ngày trời khô ráo, thậm chí là có nắng hé lên. Bạn hãy chờ những ngày này để mang những chiếc áo khoác, áo len và phụ kiện đi kèm giặt giũ, phơi phóng. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng chế độ vắt cực khô của máy giặt hoặc máy sấy để làm khô nhanh chóng. Với những đồ không giặt được bằng máy, bạn nên mang đi giặt khô.

Bao lâu thì giặt?

Theo ông Nguyễn Thành Vinh, quần áo mặc xong giặt ngay là điều tốt nhất. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết, quần áo mùa đông lại dày nên bạn có thể không nhất thiết phải giặt ngay sau mỗi lần giặt. Việc bao lâu thì giặt cần phụ thuộc vào từng loại quần áo, quá trình sử dụng của bạn đã khiến chúng thực sự bẩn hay chưa.

Ví dụ, nếu bạn đi đường xa cả trăm 100k, quần áo đầy mùi bụi đường và khói xe cộ thì nên giặt ngay dù mới chỉ mặc một lần và chúng khá dày và nặng. Với những cung đường ngắn hơn, ví dụ đến nơi làm việc và đi về trong bán kính 15km, ngửi quần áo mặc vẫn thấy thơm tho thì có thể mặc thêm cho vài lần mặc sau.

Tuy nhiên, đấy là áo len, áo khoác, khăn quàng cổ, những thứ bạn mặc bên ngoài, còn với đồ lót, áo thun bạn mặc bên trong thì cần phải giặt luôn sau mỗi lần mặc Bởi chúng tiếp xúc trực tiếp với da nên là nơi nên dễ bám lại mồ hôi và mùi cơ thể.

Đặc biệt, dù không giặt ngay, nhưng bạn phải có cách bảo quản chúng tốt để hạn chế bụi, vi khuẩn, nấm mốc. Theo đó, khi mặc xong, tốt nhất bạn đừng treo quần áo trong nhà tắm, hoặc vứt thành đống bừa bãi.

Khi thay ra, bạn lên giũ mạnh quần áo để bụi bẩn bay ra khỏi lớp vải; sau đó, vắt chúng ngay ngắn hoặc treo lên mắc. Điều đáng nói mắc treo cũng phải để nơi khô ráo, thoáng đáng, đừng nhét mắc treo vào những chỗ kín bí, đầy ô nhiễm.

Huy Khánh

Theo Đời sống
back to top