Vi cấy ghép vào huyệt đạo (cấy chỉ): Cuộc cách mạng trong châm cứu

(khoahocdoisong.vn) - Cấy chỉ trên loa tai do TTƯT.Đại tá.BS Quách Tuấn Vinh, nguyên Chủ nhiệm Quân y (Tổng cục Chính trị), Ủy viên Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư sáng tạo đã tạo ra công nghệ bản sắc Việt được thế giới công nhận, giúp chữa trị hiệu quả gần 300 bệnh. Hàng ngàn bệnh nhân nhờ công nghệ cấy chỉ bản sắc việt đã phục hồi sức khỏe một cách ngoại mục.

Nhà nghiên cứu cấy ghép huyệt vị hàng đầu Việt Nam

Theo GS Nguyễn Tài Thu, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam: Việt Nam là một trong 5 nước có nền châm cứu phát triển trên thế giới. Trong lịch sử y học, trên thế giới đã có những hình thức cấy ghép vào cơ thể người nhằm mục đích phòng và chữa bệnh như cấy ghép xương, cấy ghép gốm thay xương, cấy ghép da (trong điều trị bỏng), cấy ghép răng, cấy ghép philatop dưới da bụng...

Còn trong  y học cổ truyền, cấy catgut, một loại chỉ khâu phẫu thuật tự tiêu được cấy ghép vào huyệt đạo đã có từ những năm 1960 ở Trung Quốc. Từ trước đến nay, có nhiều công nghệ cấy ghép vào huyệt đạo. Nhìn lại cả một quá trình, từ việc rạch da rồi đặt một búi chỉ catgut vào huyệt, khâu da lại đến dùng kim khâu da khâu chỉ catgut qua huyệt, tiến tới dùng troca (một loại kim chọc dò tuỷ sống) và dùng kim chuyên dụng để cấy ghép catgut vào huyệt. Từng bước tiến như vậy đã hạn chế được những khiếm khuyết của công nghệ cũ.

Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu khoa học ứng dụng cấy ghép catgut vào huyệt đạo nhằmg mục đích phòng và chữa bệnh. Tại Hội nghị Khoa học Quốc tế Mê Kông – Sánte tổ chức tại Hà Nội nhân kỷ niệm 110 năm thành lập Đại học Y Hà Nội, một số giáo sư, bác sĩ Trung Quốc tham dự hội nghị cho biết, tại Trung Quốc, cấy ghép vào huyệt đạo cũng “không phổ biến lắm, không chữa được nhiều bệnh lắm”. Ở Việt Nam, từ năm 2017 Bộ Y tế đã chỉ đạo áp dụng cấy chỉ vào huyệt chữa 49 mặt bệnh.

Các bác sĩ phòng Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe TƯ 1 với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Các bác sĩ phòng Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe TƯ 1 với Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

TTƯT.Đại tá.BS Quách Tuấn Vinh, nguyên Chủ nhiệm Quân y, Giám đốc Trung tâm Cấy chỉ - Phục hồi chức năng Minh Quang, Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) là người có nhiều năm nghiên cứu phát triển công nghệ cấy ghép vào huyệt đạo. Ông là một nhà nghiên cứu cấy ghép vào huyệt đạo hàng đầu ở Việt Nam. Công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt do TTƯT.Đại tá.BS Quách Tuấn Vinh nghiên cứu phát triển đã được giới thiệu tại Hội thảo y tế bản địa các nước lưu vực sông Mê Kông năm 2012 tại Thái Lan và 2014 tại Trung Quốc, thu hút sự quan tâm của các nước thành viên.

Cấy chỉ trên loa tai là một phát kiến của Việt Nam đã được áp dụng tại Trung tâm cấy chỉ nhiều năm nay, đóng góp vào sự phát triển của nền châm cứu Việt Nam, là nước đầu tiên áo dụng cấy chỉ trên loa tai. Tạo nên một cuộc cách mạng trong châm cứu ở Việt Nam cũng như trên thế giới.

Thành công của vi cấy ghép Bản sắc Việt đã góp phần rạng danh cho nền châm cứu Việt Nam trên trường quốc tế. Phương pháp cấy chỉ Bản sắc Việt góp phần khẳng định sự thay thế châm cứu truyền thống,  có thể áp dụng điều trị, phục hồi chức năng, nâng cao sức khoẻ nhân dân...

BS Quách Tuấn Vinh thăm khám cho bệnh nhân nước ngoài. Vi cấy ghép vào huyệt đạo có cơ sở khoa học là châm cứu, là một cách tác động vào huyệt đạo có tác dụng kéo dài so với châm cứu truyền thống. Đây là một trong nhiều yếu tố làm tăng hiệu quả điều trị - phục hồi chức năng.

BS Quách Tuấn Vinh thăm khám cho bệnh nhân nước ngoài.

Vi cấy ghép vào huyệt đạo có cơ sở khoa học là châm cứu, là một cách tác động vào huyệt đạo có tác dụng kéo dài so với châm cứu truyền thống. Đây là một trong nhiều yếu tố làm tăng hiệu quả điều trị - phục hồi chức năng.

Điều trị hiệu quả cho gần 300 mặt bệnh

Trung tâm Cấy chỉ - Phục hồi chức năng Minh Quang tại số 12A4  Lý Nam Đế - Hà Nội là một cơ sở y tế đầu tiên ở Việt Nam chuyên nghiên cứu, ứng dụng và phát triển công nghệ cấy ghép vào huyệt đạo. Được thành lập từ cuối năm 2007, cho đến nay, công nghệ vi cấy ghép Bản sắc Việt đã điều trị - phục hồi chức năng cho hơn 300 ngàn lượt bệnh nhân. Đáng chú ý, đã mở rộng phạm vi điều trị có hiệu quả cho 300 bệnh, chứng thuộc 19 nhóm bệnh lý khác nhau.

Theo TTƯT.Đại tá.BS Quách Tuấn Vinh, đạt được kết quả như vậy là do Trung tâm đã cải tiến công nghệ, khắc phục được các nhược điểm của các công nghệ cũ như gây đau, gây chảy máu, nguy cơ nhiễm trùng... Nhiều bệnh khó như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tự kỷ, teo gai thị, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cơ tủy, liệt, bại não... đã được điều trị - phục hồi chức năng thành công bằng công nghệ vi cấy ghép vào huyệt đạo tại Trung tâm cấy chỉ - Phục hồi chức năng Minh Quang.

Trình diễn phương pháp cấy chỉ bản sắc Việt tại Hội thảo y tế bản địa.

Trình diễn phương pháp cấy chỉ bản sắc Việt tại Hội thảo y tế bản địa.

Nghiên cứu cấy chỉ điều trị - phục hồi chức năng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng được tiến hành tại Trung tâm cho thấy, có đến 93,33% có kết quả, trong đó 75% đạt kết quả khá và tốt. Nhiều người bệnh đã không phải điều trị phẫu thuật. Đây là một phương pháp có hiệu quả cao, mang lại lợi ích to lớn cho người bệnh.

Trong một nghiên cứu khác, đánh giá hiệu qủa điều trị - phục hồi chức năng liệt dây thần kinh VII ngoại biên do lạnh được tiến hành, cho thấy tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng với điều trị rất cao, chiếm  97,2%, trong đó kết quả tốt và khá chiếm tới 88,6%.

Thời gian qua, cấy chỉ - châm cứu Bản sắc Việt đã được giới thiệu ra nước ngoài. Hai lần tham dự hội thảo y tế bản địa các nước tiểu vùng sông Mê Kông tại Thái Lan (2012), Trung Quốc (2013). TTƯT.Đại tá.BS Quách Tuấn Vinh cho biết, với cấy chỉ - châm cứu bản sắc Việt đã tạo được sự chú ý, quan tâm của các nước tham dự hội thảo.

“Công nghệ vi cấy ghép vào huyệt đạo Bản sắc Việt” đã góp phần nâng tầm châm cứu Việt Nam lên một tầm cao mới trong nền châm cứu thế giới. Công nghệ này đã tạo ra một cuộc cách mạng trong chăm sóc bảo vệ sức khỏe, nâng cao hiệu quả và mở rộng phạm vi điều trị - phục hồi chức năng, khắc phục được nhưng hạn chế của các công nghệ cấy ghép khác, có thể phổ cập cho các cơ sở y tế, nâng cao hiệu quả kinh tế y tế và kinh tế - xã hội, có thể coi là giải pháp khắc phục sự quá tải của ngành y tế trong giai đoạn hiện nay...”.

TTƯT.Đại tá.BS Quách Tuấn Vinh

(Phó Chủ tịch Hội Đông y quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top