Vết mổ chảy mủ tiết dịch suốt gần 3 năm

(khoahocdoisong.vn) - Khi mắc bệnh, người dân nên đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế uy tín vì phẫu thuật rò hậu môn đòi hỏi độ chính xác cao, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề bác sĩ.

Anh N.X.L. (34 tuổi, Hà Nội) cách đây 3 năm được chẩn đoán rò hậu môn, sau đó được chỉ định phẫu thuật. Tuy nhiên, sau mổ 2 tháng, vết mổ sưng đau, có mủ và tiết dịch. Theo lịch tái khám tại bệnh viện này, anh L. tiếp tục được kê đơn điều trị ngoại trú nhưng không khỏi bệnh.

Nghe nhiều người nói, rò hậu môn chẳng bao giờ khỏi, sẵn với tâm lý tự ti, xấu hổ nên gần 3 năm sau phẫu thuật anh L., chỉ biết âm thầm chịu đựng và “sống chung với lũ”. 

Vừa rồi, được người nhà đưa đi viện khám, qua thăm khám hậu môn trực tràng, các bác sĩ đã thấy tại vị trí vết mổ cũ có lỗ rò ngoài tiết dịch và chỉ định bệnh nhân xét nghiệm máu, X-quang, điện tim, siêu âm ổ bụng, nội soi trực tràng ống cứng thấy vị trí lỗ rò. Sau 3 ngày điều trị, sức khỏe anh L. ổn định, vết mổ sạch, mô hạt phát triển tốt, không có dịch mủ, được xuất viện và hẹn tái khám. 

Lời bàn: BSCKII Nguyễn Văn Thưởng, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, khi mắc bệnh, người dân nên đến khám, điều trị tại các cơ sở y tế uy tín vì phẫu thuật rò hậu môn đòi hỏi độ chính xác cao, phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề bác sĩ. Nếu có bất cứ sai sót nào dễ gây biến chứng chảy mủ vết mổ, bệnh tại phát nặng như trường hợp của anh L. hoặc làm tổn thương cơ thắt, khiến bệnh nhân mất tự chủ khi đi đại tiện sau phẫu thuật.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top