Vén màn căn bệnh khó nói của thiên tài âm nhạc Beethoven

Là nhà soạn nhạc lừng danh thế giới nhưng cuộc đời của Beethoven lại không phải màu hồng mà liên tiếp những tháng ngày đau khổ, một mình chống chọi với rất nhiều căn bệnh và ra đi trong sự cô đơn.

Thiên tài âm nhạc bị điếc

Ludwig Van Beethoven sinh ngày 16/12/1770 ở TP Bonn (Đức). Ông nội của ông là một nhạc công nổi tiếng còn cha ông cũng là nhạc sĩ tài năng.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống âm nhạc nên Beethoven cũng sớm bộc lộ năng khiếu và được cha cho học đàn từ rất sớm.

Tuy nhiên, cha ông lại nghiện rượu nặng và cách dạy dỗ cũng rất khác người. Hầu như ngày nào Beethoven cũng bị cha nhốt trong hầm, không cho ngủ để dành thời gian tập luyện. Mỗi khi Beethoven tỏ ra chểnh mảng hay làm sai là đều phải hứng chịu những trận đòn roi.

Ngay từ khi còn nhỏ, Beethoven đã là một đứa trẻ ốm yếu, mắc đủ chứng bệnh, từ vàng da, thấp khớp, bệnh về mặt tới thoái hóa động mạch, đau dạ dày, viêm gan mãn tính, xơ gan… Chính vì bệnh tật nên ông thường xuyên tỏ ra khó tính, cáu gắt với tất cả những người xung quanh, khiến ông càng trở nên cô độc hơn vì ít người dám đến gần.

Năm 27 tuổi, Beethoven bắt đầu thường xuyên nghe thấy những tiếng ù ù trong tai. Đến năm 30 tuổi, thính lực của ông yếu đi từng ngày và không lâu sau ông gần như không còn nghe được gì và chỉ có thể viết ra khi muốn trao đổi với người khác.

Tuy vậy, với tài năng tuyệt vời, đây mới chính là quãng thời gian Beethoven cho ra đời những tác phẩm bất hủ.

Vén màn căn bệnh khó nói của thiên tài âm nhạc Beethoven - 1

Dù bị điếc nhưng Beethoven vẫn cho ra đời những tác phẩm âm nhạc bất hủ.

Mắc bệnh giang mai bẩm sinh?

Vào đầu tháng 12/2005, sau nhiều năm nghiên cứu về nguyên nhân cái chết của nhà soạn nhạc thiên tài, phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Chicago, Mỹ đã đưa ra bằng chứng là ngay từ thời thanh niên Beethoven đã bị nhiễm độc chì rất nặng.

Theo kết quả phân tích bằng kỹ thuật cao những mảnh xương sọ đã cho thấy lượng chì tích tụ trong tế bào của Beethoven là quá cao, hơn mức bình thường tới 100 lần.

Đây có thể coi là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của thiên tài nhưng người ta vẫn chưa rõ liệu chứng điếc của Beethoven có phải do nhiễm độc chì hay không.

Trước đó, nhiều nhà khoa học còn khẳng định rằng nhà soạn nhạc thiên tài này đã mắc bệnh giang mai bẩm sinh, lây truyền từ người mẹ của mình.

Bà Maria Magdalena Keverich – mẹ của Beethoven vốn là con gái một người đầu bếp cung đình, lớn lên kết hôn với một người giúp việc trong cung. Tuy nhiên, sau đó cuộc hôn nhân này đổ vỡ và ít lâu sau người phụ nữ này lại trở thành vợ của ông Johann- bố của Beethoven.

Bà Maria Magdalena Keverich đã mắc bệnh giang mai từ người chồng cũ. Khi kết hôn với ông Johann, trong 6 người con với người đàn ông này thì ba người bị điếc, hai bị mù và một bị thiểu năng trí tuệ. Cuối cùng chỉ có Beethoven và 2 người em trai kế tiếp sống sót.

Tuy nhiên, nghi án Beethoven chết do bệnh giang mai sau đó đã được làm rõ khi nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu hộp sọ của nhà soạn nhạc này.

“Beethoven không chết bởi bệnh giang mai vì căn bệnh này thời đó thường được chữa trị bằng thủy ngân nhưng chúng tôi không tìm thấy thủy ngân trong thi thể ông”, một nhà khoa học cho biết.

Tháng 3/1827, khi đi nhờ trên một chiếc xe bò của người bạn trở về nhà, gặp lúc thời tiết giá rét, sức khỏe Beethoven lại càng nghiêm trọng. Ông ho ra rất nhiều máu và ngày 26/3/1827 thì ra đi ở tuổi 57, chấm dứt chuỗi ngày đau đớn khi bị vô số căn bệnh đeo bám.

Mai Khôi (tổng hợp)

Theo Đời sống
Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Cung đường phượt ven biển đẹp nhất Việt Nam

Bàu Trắng là địa danh du lịch còn khá hoang sơ của tỉnh Bình Thuận, với tâm điểm là một hồ nước ngọt tự nhiên rộng lớn, được bao phủ bởi những đồi cát mênh mông trải dài. 
Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Dấu hiệu lạ từ lỗ đen quái vật của Ngân Hà

Sagittarius A* là lỗ đen quái vật nằm ở trung tâm Milky Way (Ngân Hà), là thiên hà mà Trái Đất trú ngụ. Những hình ảnh mới chụp được bởi Kính thiên văn Event Horizon (EHT) đã hé lộ một bức tranh mới về lỗ đen này.
Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc rắn hổ nguy hiểm thế nào?

Nọc độc của rắn hổ đã không hề thay đổi trong hơn 10 triệu năm. Nguyên nhân là loại độc này nhắm đến prothrombin, một protein giúp đông máu và đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sinh vật.
back to top