Về vùng biên nghe chuyện Tư Mã Hai Đào

Dọc biên giới miền Tây xứ Thanh (Thanh Hóa), câu chuyện dẹp giặc, yên dân… của vị tướng Tư Mã Hai Đào được truyền lại và trở thành nguồn sức mạnh tinh thần trong lòng bao thế hệ.

<p>&Ocirc;ng được t&aacute;i hiện qua lời kể của đồng b&agrave;o d&acirc;n tộc nơi đ&acirc;y hư hư, thực thực. Tư liệu c&ograve;n lại về &ocirc;ng kh&ocirc;ng nhiều, nhưng những chứng t&iacute;ch, ghi ch&eacute;p &iacute;t ỏi ấy sẽ m&atilde;i l&agrave; &ldquo;nguồn sống&rdquo; qu&yacute; gi&aacute; đối với đồng b&agrave;o xứ Thanh n&oacute;i ri&ecirc;ng v&agrave; 2 nước Việt Nam - L&agrave;o n&oacute;i chung.</p> <h2><strong>Anh h&ugrave;ng trấn ải bi&ecirc;n cương</strong></h2> <p>Hạ tuần th&aacute;ng 10, theo ch&acirc;n c&aacute;n bộ Trung t&acirc;m Văn h&oacute;a huyện v&ugrave;ng cao Quan Sơn, ch&uacute;ng t&ocirc;i c&oacute; mặt ở bản Chung Sơn, x&atilde; bi&ecirc;n giới Sơn Thủy cũng l&agrave; l&uacute;c trời nh&aacute; nhem tối. Chuyến c&ocirc;ng t&aacute;c lần n&agrave;y, ch&uacute;ng t&ocirc;i may mắn được nghe c&acirc;u chuyện về vị tướng trấn giữ v&ugrave;ng bi&ecirc;n: Tư M&atilde; Hai Đ&agrave;o.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Dưới chân núi Pha Dùa, đền thờ thần Tư Mã Hai Đào như lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ơn công lao to lớn của thế hệ đi trước. Ảnh: TA" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/10/tu_ma_2_resize.jpg" title="Dưới chân núi Pha Dùa, đền thờ thần Tư Mã Hai Đào như lời nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta phải biết ơn công lao to lớn của thế hệ đi trước. Ảnh: TA" /></p> <p style="text-align: center;"><em>Dưới ch&acirc;n n&uacute;i Pha D&ugrave;a, đền thờ thần Tư M&atilde; Hai Đ&agrave;o như lời nhắc nhở thế hệ trẻ ch&uacute;ng ta phải biết ơn c&ocirc;ng lao to lớn của thế hệ đi trước. Ảnh: TA</em></p> <p>Dưới &aacute;nh trăng mờ ảo ở ch&acirc;n n&uacute;i Pha D&ugrave;a, h&igrave;nh ảnh vị thần &ldquo;giữ v&iacute;a&rdquo; cho Mường được hiện l&ecirc;n một c&aacute;ch r&agrave;nh rọt qua lời kể của gi&agrave; l&agrave;ng H&agrave; Văn Dậu (84 tuổi, d&acirc;n tộc Th&aacute;i). Trăng tỏ r&otilde; khu&ocirc;n mặt quắc thước của một người cao tuổi của l&agrave;ng. Mọi người h&aacute;o hức chờ đợi, gi&agrave; l&agrave;ng bắt đầu kể: Theo những ghi ch&eacute;p c&ograve;n s&oacute;t lại, khoảng thế kỷ XVII, d&acirc;n l&agrave;ng c&ograve;n ngh&egrave;o, c&ograve;n kh&oacute;, c&ograve;n khổ. C&aacute;i họa lu&ocirc;n r&igrave;nh rập ng&agrave;y đ&ecirc;m... L&uacute;c bấy giờ, giặc ngo&agrave;i đang x&acirc;m lược bờ c&otilde;i, triều đ&igrave;nh mở hội đấu v&otilde; chi&ecirc;u mộ anh t&agrave;i, ph&ograve; vua diệt giặc. Nghe tin ấy, Hai Đ&agrave;o lập tức xu&ocirc;i về kinh d&acirc;ng sớ tấu tr&igrave;nh xin được tham gia hội thi đấu v&otilde;.</p> <p>Vốn l&agrave; con thứ hai trong một gia đ&igrave;nh mồ c&ocirc;i cả cha lẫn mẹ, cậu b&eacute; lớn l&ecirc;n trong v&ograve;ng tay chăm s&oacute;c, y&ecirc;u thương của cư d&acirc;n Mường Đ&agrave;o - Mường Kh&ocirc; (nay thuộc huyện B&aacute; Thước). V&igrave; ra đời ở Mường Đ&agrave;o n&ecirc;n b&agrave; con d&acirc;n bản thường gọi cậu với c&aacute;i t&ecirc;n tr&igrave;u mến: Hai Đ&agrave;o! L&uacute;c c&ograve;n nhỏ, Hai Đ&agrave;o đi chăn tr&acirc;u, cắt cỏ, chơi c&aacute;c tr&ograve; chơi d&acirc;n gian với c&aacute;c bạn c&ugrave;ng trang lứa.</p> <p>Đặc biệt, Hai Đ&agrave;o th&iacute;ch chơi tr&ograve; bắn cung, bắn nỏ, luyện kiếm, đ&aacute;nh c&ugrave;, b&agrave;y tr&ograve; trận giả, luyện v&otilde; thi t&agrave;i nhưng cậu hơn c&aacute;c bạn c&ugrave;ng trang lứa ở chỗ: cậu cao to, đ&ocirc;i tay d&agrave;i, lại c&oacute; đ&ocirc;i mắt tinh anh rực s&aacute;ng, tướng mạo oai phong, v&otilde; nghệ tinh t&agrave;i... Sống trong t&igrave;nh y&ecirc;u thương của b&agrave; con d&acirc;n bản, cậu ng&agrave;y một trưởng th&agrave;nh, đứa b&eacute; Hai Đ&agrave;o ng&agrave;y n&agrave;o giờ trở th&agrave;nh ch&agrave;ng trai khỏe mạnh lực lưỡng như c&acirc;y rừng mọc thẳng.</p> <p>Trong v&otilde; đ&agrave;i năm ấy, rất nhiều ch&agrave;ng trai tham gia nhưng kh&ocirc;ng ai qua được Hai Đ&agrave;o. V&otilde; nghệ cao cường của ch&agrave;ng trai người rừng Mường Đ&agrave;o đ&atilde; l&agrave;m rung động tr&aacute;i tim c&ocirc;ng ch&uacute;a. Khi biết tin, nh&agrave; vua lập tức cho triệu v&agrave;o yết kiến. Vừa thấy tướng mạo phi ph&agrave;m của &ocirc;ng, nh&agrave; vua liền đồng &yacute; t&aacute;c th&agrave;nh cho đ&ocirc;i lứa rồi truyền thầy dạy văn, v&otilde;.</p> <p>Dừng một ch&uacute;t, gi&agrave; l&agrave;ng chợt kể bằng giọng trầm, chắc nịch: Từ ch&agrave;ng trai ngh&egrave;o, Hai Đ&agrave;o trở th&agrave;nh ph&ograve; m&atilde; đ&uacute;ng v&agrave;o thời điểm giặc ngoại x&acirc;m quấy nhiễu v&agrave; x&acirc;m chiếm v&ugrave;ng bi&ecirc;n ải nước ta. Ph&ograve; m&atilde; Hai Đ&agrave;o lập tức xin ph&eacute;p vua cha được cầm qu&acirc;n đi dẹp giặc, trấn giữ bi&ecirc;n cương. Với kh&iacute; ph&aacute;ch của người anh h&ugrave;ng, c&oacute; mưu mẹo v&agrave; v&otilde; nghệ tinh th&ocirc;ng, lại được 2 anh em ruột l&agrave; tướng &Oacute;t Đanh v&agrave; &Oacute;t Dọ ph&ograve; t&aacute;, qu&acirc;n của Hai Đ&agrave;o tiến đ&aacute;nh qu&acirc;n giặc dọc theo bi&ecirc;n giới k&eacute;o d&agrave;i cả trăm km từ T&eacute;n Tằn huyện Mường L&aacute;t qua huyện Quan H&oacute;a đến Mường Xia huyện Quan Sơn.</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Qu&acirc;n sĩ của Ph&ograve; m&atilde; Hai Đ&agrave;o tiến đến đ&acirc;u, qu&acirc;n giặc bỏ chạy đến đ&oacute;. Chỉ trong thời gian ngắn, v&ugrave;ng bi&ecirc;n cương rộng d&agrave;i ph&iacute;a T&acirc;y tỉnh Thanh kh&ocirc;ng c&ograve;n b&oacute;ng giặc, cư d&acirc;n c&aacute;c Mường lại được sống trong y&ecirc;n b&igrave;nh, mọi người đều trở về th&ocirc;n bản l&agrave;m ăn...</p> <p>Tướng qu&acirc;n Hai Đ&agrave;o được vua phong tước Tư M&atilde; bi&ecirc;n ph&ograve;ng cai quản bi&ecirc;n cương của Tổ quốc. Kể từ đ&oacute; đến nay, nối tiếp nguồn mạch, kh&iacute; ph&aacute;ch của tướng qu&acirc;n Tư M&atilde; Hai Đ&agrave;o, thế hệ n&agrave;y nối tiếp thế hệ kia c&ugrave;ng nhau bảo vệ vững chắc đường bi&ecirc;n, đồng thời x&acirc;y dựng t&igrave;nh hữu nghị Việt - L&agrave;o son sắc.</p> <p style="text-align: center;"><img alt="Đền thờ Tư Mã Hai Đào đã có dấu hiệu xuống cấp. Ảnh: TA" src="https://khds.1cdn.vn/2018/11/10/tu_ma_4_resize.jpg" title="Đền thờ Tư Mã Hai Đào đã có dấu hiệu xuống cấp. Ảnh: TA" /></p> <p style="text-align: center;"><em>Đền thờ Tư M&atilde; Hai Đ&agrave;o đ&atilde; c&oacute; dấu hiệu xuống cấp. Ảnh: TA</em></p> <h2><strong>Sống m&atilde;i với thời gian</strong></h2> <p>Nhấp một ngụm tr&agrave;, gi&agrave; l&agrave;ng cất cao giọng: Khi bi&ecirc;n cương b&igrave;nh y&ecirc;n, tướng qu&acirc;n Tư M&atilde; Hai Đ&agrave;o chọn Mường Xia nơi &ldquo;sơn thủy hữu t&igrave;nh&rdquo; để x&acirc;y dựng thủ phủ v&agrave; sống trọn đời với v&ugrave;ng bi&ecirc;n cương m&agrave; &ocirc;ng c&ugrave;ng với c&aacute;c binh Mường đ&atilde; từng nhiều năm chống giặc ngoại x&acirc;m giữ g&igrave;n từng tấc đất thi&ecirc;ng li&ecirc;ng của Tổ quốc.</p> <p>H&agrave;ng đ&ecirc;m, dưới ch&acirc;n n&uacute;i Pha D&ugrave;a, trai g&aacute;i lại rộn r&agrave;ng nhịp ch&agrave;y khua luống, những lời khặp cất l&ecirc;n ngọt ng&agrave;o, quấn qu&yacute;t trong tiếng kh&egrave;n gọi bạn. Khi Tư M&atilde; Hai Đ&agrave;o mất, &ocirc;ng được người d&acirc;n nơi đ&acirc;y an t&aacute;ng tại một trong những hang động tr&ecirc;n n&uacute;i Pha D&ugrave;a. Từ đ&oacute;, b&agrave; con nh&acirc;n d&acirc;n trong v&ugrave;ng gọi &ocirc;ng l&agrave; Thần Tư M&atilde; Pha D&ugrave;a, tuy nhi&ecirc;n, tại hang động n&agrave;o của n&uacute;i Pha D&ugrave;a đến nay vẫn l&agrave; một điều b&iacute; ẩn. C&aacute;i chết của người anh h&ugrave;ng đất Mường ấy đ&atilde; được thi&ecirc;ng h&oacute;a v&agrave; người d&acirc;n Mường Xia t&ocirc;n &ocirc;ng l&agrave; người &ldquo;giữ v&iacute;a&rdquo; cho Mường.</p> <p>Tiếp c&acirc;u chuyện của gi&agrave; l&agrave;ng H&agrave; Văn Dậu, &ocirc;ng H&agrave; Văn Th&ocirc;ng (d&acirc;n tộc Th&aacute;i) - Trưởng bản Chung Sơn (cũng l&agrave; người phụ tr&aacute;ch, quản l&yacute; tr&ocirc;ng coi đền thờ thần Tư M&atilde;) cho biết: &ldquo;Bản c&oacute; việc to, việc nhỏ g&igrave; như đ&aacute;nh trống, khua chi&ecirc;ng, khặp&hellip; đều phải đến mời Thần. Theo quy định, lễ vật gồm: 5 m&acirc;m lễ, vải trắng, trầu cau, tiền, đồ trang sức... H&agrave;ng năm, v&agrave;o ng&agrave;y 9, 10/2 &acirc;m lịch, người d&acirc;n trong v&ugrave;ng n&ocirc; nức đi Lễ hội Mường Xia để tri &acirc;n c&ocirc;ng đức của thần, c&ugrave;ng với mong muốn cầu cho b&agrave; con d&acirc;n bản c&oacute; một m&ugrave;a mưa thuận gi&oacute; h&ograve;a, l&agrave;m ăn ph&aacute;t đạt. Đặc biệt, mỗi khi trong Mường c&oacute; con em đi bộ đội hoặc đi l&agrave;m ăn xa, người th&acirc;n đều mang &aacute;o của người sắp l&ecirc;n đường đến đền thờ thần Tư M&atilde; Hai Đ&agrave;o thắp hương xin &ocirc;ng ph&ugrave; hộ cho con em ch&acirc;n cứng, đ&aacute; mềm, giữ cho v&iacute;a y&ecirc;n, v&iacute;a l&agrave;nh đi đến nơi, về đến chốn&rdquo;.</p> <p>Theo &ocirc;ng Th&ocirc;ng, c&oacute; một điều lạ ở đ&acirc;y l&agrave; tất cả những người xin được gửi, nhờ giữ v&iacute;a tại đền thờ v&agrave; &ldquo;h&ograve;n đ&aacute; V&iacute;a&rdquo; của Mường đều b&igrave;nh an nơi trận mạc. Hiện nay, ở bản Chung Sơn vẫn c&ograve;n nền m&oacute;ng nh&agrave; của gia đ&igrave;nh thần Hai Đ&agrave;o ở khu s&acirc;n h&agrave;nh lễ nh&agrave; thờ v&agrave; m&oacute;ng thủ phủ nơi &ocirc;ng l&agrave;m việc tại khu vực Trường THCS x&atilde; Sơn Thủy.</p> <p>Cụ Vi Văn On (87 tuổi, d&acirc;n tộc Th&aacute;i) chia sẻ: &ldquo;Tương truyền rằng, khi l&agrave;ng c&oacute; việc lớn việc nhỏ, hay gia đ&igrave;nh n&agrave;o c&oacute; việc muốn tr&igrave;nh Thần th&igrave; chỉ người họ H&agrave; mới được ph&eacute;p c&uacute;ng tế, xin lễ. Bao nhi&ecirc;u đời nay, người d&acirc;n Mường Xia đều tu&acirc;n thủ theo lời truyền đ&oacute;&rdquo;.</p> <p>Những ng&agrave;y lễ hội, kh&ocirc;ng chỉ c&oacute; cư d&acirc;n Việt m&agrave; cư d&acirc;n Mường B&eacute;n, Mường X&ocirc;i nước bạn L&agrave;o cũng c&ugrave;ng sang tham dự. Lễ hội Mường Xia v&agrave; đền thờ tướng qu&acirc;n Tư M&atilde; Hai Đ&agrave;o từ l&acirc;u đ&atilde; trở th&agrave;nh địa chỉ t&acirc;m linh để người d&acirc;n khắp nơi đến thờ phụng, chi&ecirc;m b&aacute;i&hellip; Trong lễ hội Mường Xia, vật c&uacute;ng tế kh&ocirc;ng thể thiếu - đ&oacute; l&agrave;: 1 con tr&acirc;u trắng, 4 con lợn, hơn chục con g&agrave; v&agrave; 1 con vịt. Bởi quan niệm, tr&acirc;u trắng được coi l&agrave; &ldquo;hồn, cốt&rdquo; l&agrave;m n&ecirc;n đặc trưng trong văn h&oacute;a, kh&ocirc;ng những l&agrave; yếu tố vật linh trong t&iacute;n ngưỡng của người Th&aacute;i xứ Thanh m&agrave; tr&acirc;u c&ograve;n chiếm một vị tr&iacute; quan trọng trong đời sống tinh thần của họ. Người Th&aacute;i coi tr&acirc;u l&agrave; một b&aacute;u vật, vật thi&ecirc;ng của trời đ&atilde; ban tặng cho con người. N&ecirc;n trong nghi lễ c&uacute;ng tế của c&aacute;c lễ hội, tr&acirc;u trắng l&agrave; lễ vật quan trọng kh&ocirc;ng thể thiếu để tế trời.</p> <p>B&agrave; H&agrave; Thị Mai - Trưởng ph&ograve;ng Văn h&oacute;a &amp; th&ocirc;ng tin huyện Quan Sơn cho biết: Đền thờ cũ của &ocirc;ng c&aacute;ch đền hiện giờ khoảng 500m đi ngược về ph&iacute;a n&uacute;i Pha D&ugrave;a. Năm 2010, đền thờ được Nh&agrave; nước x&acirc;y dựng lại ngay ch&iacute;nh tr&ecirc;n nền nh&agrave; cũ của &ocirc;ng v&agrave; đ&atilde; được c&ocirc;ng nhận di t&iacute;ch cấp huyện. &ldquo;Sắp tới, ch&uacute;ng t&ocirc;i sẽ l&agrave;m hồ sơ c&ocirc;ng nhận di t&iacute;ch cấp tỉnh. D&ugrave; được b&agrave; con đồng b&agrave;o xứ Thanh t&ocirc;n thờ, coi &ocirc;ng như thần giữ v&iacute;a cho cả Mường nhưng những chứng t&iacute;ch, t&agrave;i liệu ghi ch&eacute;p về &ocirc;ng lại qu&aacute; &iacute;t ỏi n&ecirc;n rất kh&oacute;. Hiện đền thờ đang c&oacute; dấu hiệu xuống cấp, v&igrave; vậy, rất cần được sự quan t&acirc;m của c&aacute;c cấp, c&aacute;c ng&agrave;nh trong việc tr&ugrave;ng tu, t&ocirc;n tạo&rdquo;, b&agrave; Mai chia sẻ.</p> <p>&nbsp;</p> <div> <div> <div>&nbsp;</div> </div> </div>

Theo suckhoedoisong.vn
back to top