Vệ tinh của Việt Nam rời bệ phóng bay vào quỹ đạo

7h25 (giờ Hà Nội) ngày 18/1, tại Trung tâm vũ trụ Uchinoura (tỉnh Kagoshima, Nhật Bản), ông Hiroshi Yamakawa, Chủ tịch JAXA thông báo thời tiết tốt, sẵn sàng cho việc phóng vệ tinh.

Hiện các chuyên gia của Việt Nam và Nhật Bản đã có mặt tại Trung tâm điều khiển tên lửa, cách vị trí đặt tên lửa 3 km để quan sát. Tên lửa rời bệ phóng lúc 7h50 (giờ Hà Nội).

Tên lửa Epsilon 4 mang theo 7 vệ tinh bay vào quỹ đạo. Ảnh chụp màn hình.

Tên lửa Epsilon 4 mang theo 7 vệ tinh bay vào quỹ đạo. Ảnh chụp màn hình.

Chỉ có 100 khách mời là đại diện các đơn vị có vệ tinh, tên lửa và các khách mời quốc tế được có mặt tại bãi phóng vệ tinh của Trung tâm vũ trụ Uchinoura để quan sát lần phóng vệ tinh bằng tên lửa Epsilon 4 này.

Tên lửa Epsilon số 4 mang theo 7 vệ tinh thử nghiệm công nghệ, gồm: vệ tinh nhỏ của JAXA (200 kg); 3 vệ tinh dòng micro (60 kg) của Đại học Tohoku, MicroDragon (50 kg) của Việt Nam, ALE-1 (68 kg) của công ty ALE và 3 vệ tinh lớp cubesat (4 kg) và một số vệ tinh khác nặng từ 1 đến 3 kg sẽ bay vào quỹ đạo.

Vệ tinh MicroDragon (trọng lượng 50kg) do các kỹ sư thuộc Trung tâm Vũ trụ Việt Nam (VNSC) thiết kế và chế tạo sẽ bay vào quỹ đạo. Các chuyên gia của Nhật Bản đã hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật để 36 kỹ sư của Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ này.

Epsilon là tên lửa nguyên liệu rắn của Nhật Bản mang theo 7 vệ tinh bay vào quỹ đạo. Ảnh: JAXA.

Epsilon là tên lửa nguyên liệu rắn của Nhật Bản mang theo 7 vệ tinh thử nghiệm công nghệ bay vào quỹ đạo. Ảnh: JAXA.

Mục đích chính của vệ tinh MicroDragon là công cụ để đào tạo thực hành chế tạo thử nghiệm vệ tinh lớp micro (vệ tinh nhỏ).

Vệ tinh cũng có nhiệm vụ quan sát vùng biển ven bờ nhằm đánh giá chất lượng nước, định vị nguồn thủy sản, theo dõi sự thay đổi các hiện tượng xảy ra ở vùng biển ven bờ. 

Tên lửa rời bệ phóng lúc 7h50. Ảnh chụp màn hình.

Tên lửa rời bệ phóng lúc 7h50. Ảnh chụp màn hình.

Để thực hiện khối nhiệm vụ chính, vệ tinh MicroDragon sử dụng hệ 2 máy ảnh đa phổ với bộ lọc tinh thể lỏng có thể điều chỉnh (LCTF) có thể chụp được ở 2 dải phổ, ánh sáng khả kiến (bước sóng từ 412 nm đến 740 nm) và cận hồng ngoại (bước sóng từ 730 nm đến 1026 nm), ảnh độ phân giải mặt đất tốt nhất là 78 m, kích thước ảnh khoảng 36×48 km khi vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo 511 km.

Việc có ảnh vệ tinh MicroDragon ở vị trí chụp mong muốn sẽ là cơ sở để trao đổi dữ liệu vệ tinh với cộng đồng micro trên thế giới nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ vũ trụ trong các hoạt động như phòng chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

Theo vnexpress.net
back to top