Về hưu mới bắt đầu làm kinh tế

Về hưu mới bắt đầu làm kinh tế, đó là trường hợp của

Ông Hoàng Đình Tri với cây đàn ghi ta.

Phải ưu tiên làm những việc mình thích

Ông Tri kể, lúc đầu thấy vợ đi học khiêu vũ thì cũng đi cùng, sau thành ra mê luôn. Mê nên chịu khó đầu tư, tìm thầy giỏi để học. Sau đó cả một thời gian dài ông bà dạy khiêu vũ.

Đến nay thì hướng dẫn miễn phí cho mọi người trong CLB. Mà khiêu vũ cũng như tập thể dục, khiến cơ thể dẻo dai, tinh thần sảng khoái. Nhất là với những người có tâm hồn nghệ sĩ như ông.

Từng học văn chương, lại dạy tiếng Trung, rồi làm báo ở báo Tiền phong, sau công tác trong ngành tòa án… Làm lắm nghề, lại đa tài thế nhưng ông không thích kể về công việc, ông bảo những điều đó đã ghi trong lý lịch cả rồi.

Công việc thì là do phân công, tổ chức phân công việc gì thì ông làm việc đấy. Và làm gì cũng cố gắng hoàn thành tốt.

Còn đam mê của ông là âm nhạc. Không chỉ chơi ghita, violon, ông còn sáng tác rất nhiều ca khúc.

Nói về âm nhạc là ông say sưa lắm, còn mang ra cho xem những đĩa đã thu âm các sáng tác của ông với niềm tự hào không giấu nổi.

Với ông cứ cất được lên lời hát là vui, là thấy tâm hồn bay bổng, thanh thản. Hát cho vui, nhưng không phải cứ hát bừa mà phải tập cho đúng cao độ, trường độ…

Chơi đàn hay sáng tác cũng vậy, phải đúng kỹ thuật. Ông có thể biểu diễn solo cả một bản nhạc. Và âm nhạc là ông tự học, học từ chính cuộc sống.

Người già, quỹ thời gian còn lại ít, vì vậy phải ưu tiên làm những việc mình thích, những gì khiến cho mình vui. Còn cái gì không cần thiết thì phải gạt đi để quên sầu muộn, tâm hồn mới thanh thản, kéo dài tuổi thọ.

Trong nhà, ông bà dành cả một phòng khách rộng rãi làm nơi sinh hoạt của CLB Nắng Xuân, bạn bè đến đông cũng là một niềm vui.

Tự tay mình làm nên mới bền

Ông kể, cái thời trẻ thật trong sáng, cả đời đi làm đến lúc về hưu chưa có cái xe đạp mà đi.

Được phân căn nhà tập thể thì lúc nghỉ hưu còn xin trả lại, may anh em cũng thương, trả cho ít tiền. Về hưu rồi ông mới bắt đầu làm kinh tế.

Đầu tiên là mua cái ao bèo ở phố Khương Trung này, ngày đó, những năm 80 còn hoang vu lắm, toàn hồ ao. Mua được rẻ, rồi bỏ tiền ra thuê lấp, ăn nên làm ra cũng từ cái ao bèo ấy.

Dần dần xây được nhà, có nhà cho thuê, mua thêm đất…

Tuy tâm hồn nghệ sĩ, thích mơ mộng, bay bổng, nhưng ông lại rất có duyên với đất cát. Chỉ đi chơi, đi bắn chim bên Định Công, nhìn thấy cái ao đấy người ta muốn bán, mình thích là đặt cọc luôn. Rồi san lấp, vài năm sau đất lên gấp không biết bao nhiêu lần.

Ông nói vui, về hưu rồi mình mới thành tư bản. Tất nhiên so với nhiều người chẳng thấm vào đâu, nhưng với bản thân mình thì thấy thế là sung sướng lắm rồi.

Muốn làm gì thì làm, tiền bạc không những không phải xin con cái mà còn có thể cho con cho cháu.

Ông luôn dạy con «Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ». Để thấy rằng cái gì tự tay mình làm nên vẫn là thứ bền chắc nhất.

Vì vậy, hai người con trai của ông bà đều giỏi giang và thành đạt bằng chính trí tuệ và sức lực của mình.

Tưởng mọi thứ đều viên mãn như thế ở tuổi này thì có thể hài lòng lắm rồi, nhưng ông Tri bảo, hài lòng thì cũng có nhưng theo kiểu tự phụ thì không.

Bởi vì phải luôn khiêm tốn để thấy mình chưa là gì so với thiên hạ.

Trong sáng tác cũng như trong cuộc sống ông không bao giờ cho phép mình hài lòng kiểu ấy, hơn nữa phải luôn cảnh giác với sự tự bằng lòng ấy. Mà phải luôn cố gắng làm tốt hơn nữa.

Tuệ Minh

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top