Vật dụng bảo quản chè

Vật dụng bảo quản chè bao gồm túi hút chân không, các loại bình/hộp/lọ bằng gốm, thủy tinh, nhôm…

Hỏi: Mùa này, thời tiết dễ ẩm ướt khiến cho việc bảo chè gặp khó khăn. Tôi muốn hỏi, có thể dùng những vật dụng gì để bảo quản chè?

Nguyễn Thị Hằng (Hà Nội)

Vật dụng bảo quản chè như hộp làm bằng nhôm, thiếc, thủy tinh…

GS.TS Nguyễn Ngọc Kính, Hội KH&CN Chè Việt Nam: Chè có đặc tính là hút ẩm và bay hương rất nhanh, vì thế việc bảo quản chè rất quan trọng, nhất là sắp tới, trời nồm ẩm, mưa kèm theo độ ẩm không khí cao thì việc chè bị ẩm, thậm chí là bị mốc rất dễ xảy ra.

Để tránh chè bị ẩm, hay mốc, bạn có thể bảo quản chè trong túi nilon sạch (nhưng phải bọc mấy lần túi để đảm bảo không khí không lọt vào bên trong), túi hút chân không. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại hộp/lọ/bình bằng nhôm, gốm, thủy tinh.

Trong trường hợp bạn tận dụng bình/hộp/lọ đã từng đựng thực phẩm trước đó để đựng chè bạn phải khử sạch mùi rồi mới cho chè vào vì chè bắt mùi lạ rất nhanh, hộp/lọ/bình có mùi sẽ khiến chè rất nhanh bị nhiễm “mùi lạ”.

Mỗi lần uống, bạn nhanh tay mở hộp, “nhúm” một lượng chè vừa đủ sau đó phải đậy ngay lại để tránh hơi ẩm từ không khí ẩm nhiễm vào. Nếu phát hiện chè bị nhiễm ẩm bạn cần sao lại chè trên bếp, khi thấy cánh chè giòn thì bắc ra để nguội và thực hiện các bước bảo quản như trên.

Ngoài ra, để tránh chè bị ẩm, tốt nhất bạn chỉ nên mua một lượng chè vừa đủ uống trong một thời gian, uống hết lại mua tiếp.

Thu Hà (ghi)

Theo Đời sống
Trẻ suy thận cấp vì tiêu chảy

Bé 4 tuổi suy thận cấp vì tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy cấp có tốc độ đào thải phân cao có thể 10-15 lần/ngày, kèm theo thời tiết nắng nóng là nguyên nhân dễ dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, rối loạn kiềm toan, nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top