VASEP tiếp tục cảnh báo về doanh nghiệp thủy sản cạn nguyên liệu

(khoahocdoisong.vn) - Hiện đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông TPHCM đóng cửa.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, nguy cơ đổ vỡ toàn chuỗi sản xuất hải sản từ nuôi trồng - khai thác - chế biến - kinh doanh - xuất nhập khẩu đang hiện hữu nếu Chính phủ, các địa phương không có các biện pháp khôi phục khẩn cấp.

Cụ thể, đến nay đã có tới trên 50% nhà máy chế biến cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhà máy chế biến thủy sản ở miền Đông Nam Bộ đóng cửa.

Tất cả doanh nghiệp khảo sát đều cho rằng, tổ chức sản xuất “3 tại chỗ” chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để doanh nghiệp duy trì sản xuất trong thời gian ngắn, không thể kéo dài hơn 1 tháng. Trong khi đó, tỷ lệ tiêm mũi 1 văcxin phòng Covid-19 của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản trung bình từ 40 - 50%. Ngoài Cà Mau có tỷ lệ tiêm nhanh và cao nhất, các địa phương khác có tỷ lệ tiêm khá thấp và chậm. 

Theo phản ánh của các doanh nghiệp chế biến tôm tại Cà Mau, Sóc Trăng và Bạc Liêu (3 địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước), các nhà máy cũng đã phải giảm công suất chế biến từ 60 - 70% do thiếu hụt công nhân, chi phí tăng cao và đang gặp khó khăn trong lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm do ảnh hưởng từ Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội.

Với tình hình hiện tại thì chắc chắn nguồn cung tôm sẽ bị đảo lộn, thiếu hụt cho tới cuối năm, thậm chí kéo dài sang năm 2022. Nhiều doanh nghiệp cho rằng, hiện tại, ngành tôm Việt Nam đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường.

Tương tự với cá tra, dịch bùng phát tại Đồng bằng sông Cửu Long từ cuối tháng 7/2021 đến nay đã khiến 50% doanh nghiệp tại một số địa phương ở vùng trọng điểm phải đóng cửa. Cá tra nuôi tại ao của công ty vượt size do các nhà máy ngừng hoạt động hoặc giảm tối đa công suất, khiến cá chết hàng chục tấn mỗi ngày. Hiện nay, công suất hoạt động của toàn ngành cá tra chỉ còn từ 10 - 20% so với trước thời điểm có dịch.

Cho tới nay, hầu hết các doanh nghiệp chế biến đều đã cạn cả về nguyên liệu lẫn thành phẩm trong kho nên phải dừng hoạt động hoàn toàn, VASEP cho biết và cảnh báo nhiều doanh nghiệp đang cân nhắc tới phương án sẽ ngưng hoạt động hoàn toàn nếu trước 15/9, tình hình dịch bệnh ở các địa phương chưa được ngăn chặn và các biện pháp giãn cách xã hội còn tiếp tục kéo dài. .

Theo Đời sống
Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng giá rẻ bất ngờ?

Sá sùng có giá bán lên tới 5 triệu đồng/kg. Tuy nhiên thị trường hiện nay, loại hải sản quý hiếm này được rao bán tràn lan với giá rẻ bất ngờ.
back to top