Vào diện tình nghi, vì sao ông chủ Nhật Cường bỏ trốn được?

Nêu bất cập trong quy định xuất, nhập cảnh, đại biểu Quốc hội yêu cầu có quy định để ngăn chặn những trường hợp như Trịnh Xuân Thanh hay ông chủ Nhật Cường bỏ trốn.

<div> <p>Chiều 28/5, sau khi nghe Bộ trưởng C&ocirc;ng an <span>T&ocirc; L&acirc;m</span> tr&igrave;nh b&agrave;y tờ tr&igrave;nh dự &aacute;n Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, c&aacute;c đại biểu Quốc hội đ&atilde; c&oacute; phi&ecirc;n thảo luận tại tổ về nội dung n&agrave;y.</p> <p>C&acirc;u chuyện được nhiều đại biểu quan t&acirc;m l&agrave; l&agrave;m sao để ngăn những đối tượng t&igrave;nh nghi phạm tội bỏ trốn sau c&aacute;c trường hợp <span>Trịnh Xu&acirc;n Thanh</span>, Vũ Đ&igrave;nh Duy v&agrave; gần đ&acirc;y l&agrave; B&ugrave;i Quang Huy - &ocirc;ng chủ <span>Nhật Cường Mobile</span>.</p> <h3>Quy định vừa thừa vừa thiếu</h3> <p>Tại tổ đại biểu số 10, Ủy vi&ecirc;n Thường trực Ủy ban Ph&aacute;p luật, đại biểu Nguyễn Văn Hiển c&oacute; nhiều g&oacute;p &yacute; chi tiết v&agrave;o quy định c&aacute;c trường hợp bị tạm ho&atilde;n xuất cảnh. C&ugrave;ng tổ, c&oacute;&nbsp;thượng tướng L&ecirc; Qu&yacute; Vương, Thứ trưởng Bộ C&ocirc;ng an, Thủ trưởng Cơ quan cảnh s&aacute;t điều tra.</p> <p>Theo quy định tại dự thảo luật, c&aacute;c trường hợp bị tạm ho&atilde;n xuất cảnh l&agrave; bị can, bị c&aacute;o, người bị tố gi&aacute;c, người bị kiến nghị khởi tố m&agrave; qua kiểm tra, x&aacute;c minh c&oacute; đủ căn cứ x&aacute;c định người đ&oacute; bị nghi thực hiện tội phạm v&agrave; x&eacute;t thấy cần ngăn chặn ngay việc người đ&oacute; trốn hoặc ti&ecirc;u hủy chứng cứ.</p> <p>Song &ocirc;ng Nguyễn Văn Hiển cho rằng quy định n&agrave;y &ldquo;vừa thừa, vừa thiếu&rdquo;.<strongr></strongr></p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Vao dien tinh nghi, vi sao ong chu Nhat Cuong bo tron duoc? hinh anh 1 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/28/1b0d4f61729897c6ce89_zing(1).jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">Ủy vi&ecirc;n thường trực Ủy ban Ph&aacute;p luật Nguyễn Văn Hiển (L&acirc;m Đồng). Ảnh: <em>Ho&agrave;i Vũ.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p>Thực tế vừa qua, dư luận rất bức x&uacute;c với c&aacute;c trường hợp kh&ocirc;ng nằm trong diện quy định tạm ho&atilde;n xuất cảnh. Điển h&igrave;nh như Trịnh Xu&acirc;n Thanh hay &ocirc;ng chủ Nhật Cường Mobile.</p> <p>&ldquo;Những trường hợp n&agrave;y chưa bị khởi tố vụ &aacute;n, chưa bị bắt, chưa bị tạm giữ v&agrave; cũng chưa c&oacute; đơn tố gi&aacute;c. Nhưng trong t&igrave;nh huống như vậy, r&otilde; r&agrave;ng vụ việc rất nghi&ecirc;m trọng, tại sao họ vẫn xuất cảnh, vẫn bỏ trốn được?&rdquo;, &ocirc;ng Hiển đặt c&acirc;u hỏi.</p> <p>Theo &ocirc;ng, luật phải xử l&yacute; được vấn đề n&oacute;i tr&ecirc;n. Bởi trong rất nhiều trường hợp, d&ugrave; kh&ocirc;ng c&oacute; đơn tố gi&aacute;c, qu&aacute; tr&igrave;nh điều tra, x&aacute;c minh, c&aacute;c cơ quan tố tụng đ&atilde; biết r&otilde; đối tượng đ&oacute; đang ở diện t&igrave;nh nghi. Nếu kh&ocirc;ng c&oacute; biện ph&aacute;p ngăn chặn kịp thời th&igrave; chắc chắn họ sẽ trốn. Khi họ bỏ trốn rồi nhiều hệ lụy xảy ra, c&ograve;n dư luận th&igrave; v&ocirc; c&ugrave;ng bức x&uacute;c.</p> <p>&ldquo;C&aacute;c cơ quan c&oacute; thẩm quyền trong t&igrave;nh huống cụ thể cần xem x&eacute;t biện ph&aacute;p hạn chế xuất cảnh, đ&oacute; l&agrave; việc ho&agrave;n to&agrave;n cần thiết&rdquo;, &ocirc;ng Hiển g&oacute;p &yacute; v&agrave;o dự thảo luật.</p> <p>Ở một g&oacute;c độ kh&aacute;c, &ocirc;ng Hiển n&ecirc;u quy định trong dự luật chỉ cần một c&ocirc;ng d&acirc;n đưa đơn tố gi&aacute;c, d&ugrave; chưa x&aacute;c minh đủ chứng cứ phạm tội, th&igrave; đ&atilde; ngăn người n&agrave;o đ&oacute; xuất cảnh, như vậy kh&ocirc;ng đ&uacute;ng.</p> <p>&ldquo;Cơ quan c&oacute; thẩm quyền phải kết luận rằng tố gi&aacute;c n&agrave;y c&oacute; căn cứ hay kh&ocirc;ng, l&uacute;c đ&oacute; ch&uacute;ng ta mới &aacute;p dụng biện ph&aacute;p hạn chế xuất cảnh. Nếu quy định như thế n&agrave;y th&igrave; rộng qu&aacute; v&agrave; thừa&rdquo;, &ocirc;ng Hiển n&oacute;i.</p> <div> <p>Sau khi lắng nghe c&aacute;c &yacute; kiến, thượng tướng L&ecirc; Qu&yacute; Vương chỉ g&oacute;p &yacute; th&ecirc;m v&agrave;o việc người bị tạm ho&atilde;n xuất cảnh v&igrave; l&yacute; do ngăn dịch bệnh nguy hiểm l&acirc;y lan truyền nhiễm, kh&ocirc;ng đề cập đến thực tế đại biểu Hiển v&agrave; Qu&yacute; n&ecirc;u. Ở tổ thảo luận c&oacute; đại tướng T&ocirc; L&acirc;m, khi cho &yacute; kiến v&agrave;o dự luật, người đứng đầu ng&agrave;nh c&ocirc;ng an d&agrave;nh phần lớn thời gian để n&oacute;i về việc c&aacute;c quy định xuất, nhập cảnh đ&atilde; tạo điều kiện thuận lợi cho người d&acirc;n như thế n&agrave;o.</p> </div> <p>Đại biểu Trần Văn Qu&yacute; (Ph&oacute; trưởng đo&agrave;n chuy&ecirc;n tr&aacute;ch Đo&agrave;n đại biểu Quốc hội Hưng Y&ecirc;n, Ủy vi&ecirc;n Ủy ban Ph&aacute;p luật) cũng nh&igrave;n nhận c&aacute;c trường hợp dư luận bức x&uacute;c như Trịnh Xu&acirc;n Thanh, Vũ Đ&igrave;nh Duy hay &ocirc;ng chủ Nhật Cường l&agrave; do ch&uacute;ng ta thiếu chế t&agrave;i, kh&ocirc;ng c&oacute; quy định của luật v&agrave; chưa c&oacute; quyết định của người c&oacute; thẩm quyền để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.</p> <p>Tại tổ đại biểu số 14, Ph&oacute; trưởng ban D&acirc;n nguyện <span>Lưu B&igrave;nh Nhưỡng</span> n&oacute;i những đối tượng n&ecirc;u tr&ecirc;n thực tế đ&atilde; nằm trong c&aacute;c chuy&ecirc;n &aacute;n. V&agrave; việc đ&atilde; đưa v&agrave;o diện điều tra m&agrave; lại thả lỏng th&igrave; &quot;kh&ocirc;ng chấp nhận được&quot;.</p> <p>&ldquo;Những trường hợp n&agrave;y khi đ&atilde; l&agrave;m chuy&ecirc;n &aacute;n rồi th&igrave; ch&uacute;ng ta phải c&oacute; trinh s&aacute;t nội, ngoại tuyến theo d&otilde;i, phải dự ph&ograve;ng c&aacute;c trường hợp để cấm xuất cảnh, tại sao vẫn để bỏ trốn&rdquo;?, &ocirc;ng Nhưỡng đặt c&acirc;u hỏi.</p> <p>Từ thực tế đ&atilde; n&ecirc;u, &ocirc;ng cho rằng dự luật cần c&oacute; sự bổ sung để khỏa lấp hết c&aacute;c t&igrave;nh huống. Theo đ&oacute;, tới đ&acirc;y, tất cả đối tượng li&ecirc;n quan đến vụ &aacute;n đang được xem x&eacute;t, điều tra th&igrave; phải cấm xuất cảnh, ngăn việc bỏ trốn.</p> <p>&ldquo;C&oacute; dấu hiệu rồi m&agrave; đi kh&ocirc;ng biết, đ&acirc;y l&agrave; sơ hở to lớn khiến Nh&agrave; nước mất nhiều tiền của, c&ocirc;ng sức, lại tạo ra sự kh&ocirc;ng tin tưởng của dư luận&rdquo;, &ocirc;ng Nhưỡng n&oacute;i.</p> <h3>Nhiều điểm mới trong quy định xuất, nhập cảnh</h3> <p>Trước đ&oacute;, Quốc hội nghe đại tướng T&ocirc; L&acirc;m, Bộ trưởng C&ocirc;ng an, tr&igrave;nh b&agrave;y tờ tr&igrave;nh dự &aacute;n Luật Xuất cảnh, nhập cảnh.</p> <p>Dự luật lần n&agrave;y quy định cụ thể quyền của c&ocirc;ng d&acirc;n với 4 quyền mang t&iacute;nh nguy&ecirc;n tắc, gồm: được cấp giấy tờ xuất nhập cảnh; được sử dụng giấy tờ xuất nhập cảnh để ra nước ngo&agrave;i v&agrave; từ nước ngo&agrave;i về nước; lựa chọn đề nghị cấp hộ chiếu c&oacute; gắn ch&iacute;p điện tử v&agrave; hộ chiếu kh&ocirc;ng gắn ch&iacute;p điện tử (đối với người từ đủ 14 tuổi trở l&ecirc;n); khiếu nại, tố c&aacute;o, y&ecirc;u cầu bồi thường theo quy định của ph&aacute;p luật.</p> <p>Li&ecirc;n quan đến việc tạm ho&atilde;n xuất cảnh, Bộ trưởng T&ocirc; L&acirc;m nhấn mạnh lần n&agrave;y, dự luật đ&atilde; quy định chặt chẽ hơn về đối tượng, thẩm quyền, thời hạn tạm ho&atilde;n xuất cảnh. Việc n&agrave;y nhằm vừa đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an to&agrave;n, x&atilde; hội, vừa đảm bảo quyền, lợi &iacute;ch hợp ph&aacute;p của c&ocirc;ng d&acirc;n.</p> <table align="center"> <tbody> <tr> <td><img alt="Vao dien tinh nghi, vi sao ong chu Nhat Cuong bo tron duoc? hinh anh 2 " src="https://khds.1cdn.vn/2019/05/28/5_zing_1.jpg" /></td> </tr> <tr> <td class="pCaption caption">Bộ trưởng T&ocirc; L&acirc;m tr&igrave;nh dự luật Xuất, nhập cảnh tại Quốc hội chiều 28/5. Ảnh: <em>Minh Qu&acirc;n.</em></td> </tr> </tbody> </table> <p>Trường hợp t&ograve;a &aacute;n đ&atilde; c&oacute; quyết định xem x&eacute;t y&ecirc;u cầu dẫn độ hoặc quyết định dẫn độ c&oacute; hiệu lực ph&aacute;p luật v&agrave; c&oacute; căn cứ cho rằng người đ&oacute; bỏ trốn hoặc g&acirc;y kh&oacute; khăn, cản trở việc xem x&eacute;t y&ecirc;u cầu dẫn độ&hellip; cũng l&agrave; đối tượng bị tạm ho&atilde;n xuất cảnh.</p> <p>Để tr&aacute;nh việc lạm dụng, t&ugrave;y tiện, dự thảo luật quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể, dự thảo quy định chỉ tạm ho&atilde;n xuất cảnh đối với trường hợp đang c&oacute; nghĩa vụ chấp h&agrave;nh bản &aacute;n h&igrave;nh sự, d&acirc;n sự, kinh tế; người c&oacute; nghĩa vụ trong vụ &aacute;n h&igrave;nh sự, d&acirc;n sự, kinh tế nếu c&oacute; căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ &aacute;n&hellip;</p> <p>Người đang c&oacute; nghĩa vụ chấp h&agrave;nh quyết định xử phạt vi phạm h&agrave;nh ch&iacute;nh, nghĩa vụ nộp thuế trừ trường hợp c&oacute; đặt tiền, đặt t&agrave;i sản hoặc c&oacute; biện ph&aacute;p bảo đảm kh&aacute;c để thực hiện nghĩa vụ đ&oacute;&hellip; cũng thuộc diện n&agrave;y.</p> <p>Thời hạn tạm ho&atilde;n xuất cảnh kh&ocirc;ng qu&aacute; thời hạn người vi phạm, người c&oacute; nghĩa vụ phải chấp h&agrave;nh bản &aacute;n hoặc quyết định của cơ quan, người c&oacute; thẩm quyền.</p> <p>&ldquo;Đối với trường hợp v&igrave; l&yacute; do quốc ph&ograve;ng, an ninh th&igrave; thời hạn tạm ho&atilde;n xuất cảnh kh&ocirc;ng qu&aacute; 3 năm v&agrave; c&oacute; thể gia hạn, mỗi lần kh&ocirc;ng qu&aacute; 3 năm&rdquo;, đại tướng T&ocirc; L&acirc;m cho hay.</p> <p>Đặc biệt, dự luật bỏ quy định thẩm quyền tạm ho&atilde;n xuất cảnh của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đối với c&aacute;c trường hợp c&oacute; nghĩa vụ chấp h&agrave;nh quyết định xử phạt vi phạm h&agrave;nh ch&iacute;nh để ph&ugrave; hợp với Luật Xử l&yacute; vi phạm h&agrave;nh ch&iacute;nh (kh&ocirc;ng quy định thẩm quyền xử phạt h&agrave;nh ch&iacute;nh cho bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ).</p> <div> <p dir="ltr"><strong>Truy n&atilde; &ocirc;ng chủ Nhật Cường</strong></p> <p>Cục cảnh s&aacute;t điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, bu&ocirc;n lậu (C03 - Bộ C&ocirc;ng an) ng&agrave;y 19/5 ra quyết định truy n&atilde; bị can B&ugrave;i Quang Huy, Tổng gi&aacute;m đốc C&ocirc;ng ty TNHH thương mại v&agrave; dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường - <span>Nhật Cường Mobile</span>. &Ocirc;ng B&ugrave;i Quang Huy sinh năm 1974, tại H&agrave; Nội. Trước khi trốn n&atilde;, Huy cư tr&uacute; tại chung cư Golden WestLake nằm tr&ecirc;n địa b&agrave;n quận T&acirc;y Hồ, H&agrave; Nội.</p> <p>Trước đ&oacute; ,ng&agrave;y 14/5, Cơ quan cảnh s&aacute;t điều tra - Bộ C&ocirc;ng an ra quyết định khởi tố bị can v&agrave; lệnh bắt tạm giam B&ugrave;i Quang Huy v&agrave; 8 người kh&aacute;c để điều tra về c&aacute;c tội Bu&ocirc;n lậu v&agrave; Vi phạm quy định về kế to&aacute;n g&acirc;y hậu quả nghi&ecirc;m trọng.</p> <p>Quyết định tố tụng được ban h&agrave;nh khi cơ quan điều tra triệt ph&aacute; đường d&acirc;y bu&ocirc;n lậu c&oacute; tổ chức do &ocirc;ng Huy cầm đầu. Kh&aacute;m x&eacute;t khẩn cấp 9 địa điểm li&ecirc;n quan đến Nhật Cường Mobile, cảnh s&aacute;t đ&atilde; thu giữ h&agrave;ng ngh&igrave;n điện thoại di động, iPad, phụ kiện c&aacute;c loại...</p> <p>Bước đầu cơ quan điều tra x&aacute;c định Huy v&agrave; đồng phạm đ&atilde; thực hiện h&agrave;nh vi phạm tội bu&ocirc;n lậu c&oacute; tổ chức, xuy&ecirc;n quốc gia, sử dụng 2 hệ thống sổ s&aacute;ch kế to&aacute;n t&agrave;i ch&iacute;nh để ngo&agrave;i sổ s&aacute;ch h&agrave;ng ngh&igrave;n tỷ đồng doanh thu.</p> </div> </div> <p>&nbsp;</p>

Theo news.zing.vn
Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu là ai?

Bộ trưởng Bộ Công an điều động và bổ nhiệm Đại tá Lê Anh Hưng - Trưởng phòng, Phòng Điều tra các tội phạm khác, Cục An ninh điều tra (Bộ Công an), đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top