Vận tải khách dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần: Ô tô, tàu hỏa ảm đạm, hàng không tăng hơn 70%

Theo Bộ GTVT, tính từ ngày 31/1/2022 đến hết ngày 2/2/2022 công tác vận tải hành khách, hàng hóa lĩnh vực vận tải hàng không đã ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong khi đó, vận tải khách bằng ô tô, tàu hỏa đều giảm mạnh.

Cụ thể, công tác phục vụ hành khách đi lại được an toàn, thuận tiện. Các Cảng hàng không đều chấp hành biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Đặc biệt là giá vé vẫn bảo đảm ổn định đúng mức giá doanh nghiệp công khai niêm yết.

Thống kê sơ bộ cho thấy, tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt hơn 5.100 lần hạ cất cánh, tăng 16,6%; hơn 559.000 hành khách, tăng 77,1%; 8.800 tấn hàng hóa, tăng 15,8% so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2021.

Trong đó, sân bay Tân Sơn Nhất đạt 1.991 lần hạ cất cánh (tăng 23,3%), 216.000 lượt khách (tăng 93,1%), 3.500 tấn hàng hóa (tăng 13,3%); sân bay Nội Bài đạt 1.063 lần hạ cất cánh (tăng 23,6%), 111.000 lượt khách (tăng 86,5%), 4.800 tấn hàng hóa (tăng 15,2%); sân bay Đà Nẵng đạt 297 lần hạ cất cánh (tăng 16,9%), 32.600 lượt khách (tăng 88,9%), 32 tấn hàng hóa (giảm 40,7%).

san-bay-tan-son-nhat-ngay-giap-tet.jpg
Hành khách về quê qua Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 19/1/2022.

Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển xấp xỉ 283.000 khách và 8.300 tấn hàng hóa, tăng tương ứng 70% về hành khách và 21% về hàng hóa so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2021.

Trong lĩnh vực vận tải đường bộ, theo báo cáo của một số địa phương, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid -19 việc đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần không cao. Tại các bến xe, thông thoáng, lượng xe xuất bến, lượng hành khách đi xe giảm nhiều so với mọi năm, không còn tình trạng chen lấn xô đẩy, các doanh nghiệp vận tải có quầy vé riêng đã chủ động bán vé cho hành khách từ trước với nhiều hình thức mua vé (như: qua điện thoại trao vé tận nhà, mua qua mạng, mua tại nhiều địa lý bán vé nên hành khách biết giờ xe xuất bến đã chủ động xuống bến để đi xe).

Theo báo cáo của bến xe, nhìn chung lượng khách năm nay trên các tuyến cố định đều giảm mạnh từ 50 - 60%, cá biệt còn có một số tỉnh không có khách (như Hà Giang, Vĩnh Phúc) so với cùng kỳ năm trước.

Qua báo cáo của một số Sở GTVT, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định cũng đến Sở GTVT, Thuế, Sở Tài chính để nộp hồ sơ kê khai điều chỉnh tăng giá cước, phần lớn mức tăng giá không quá 40% đường ngắn, 60% đối với các tuyến đường dài tuy nhiên do tình hình dịch bệnh và với tâm lý sợ bị lây nhiễm nên nhiều hành khách đã không sử dụng phương tiện vận tải hành khách liên tỉnh để về quê, nên nhiều xe không có khách.

Lĩnh vực vận tải đường sắt cũng chứng kiến sản lượng vận tải hành khách, hàng hóa trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần đều giảm sâu so với năm 2021.

Trong đó, tàu Thống Nhất là 35 đoàn, đạt 36,8% so với năm 2021; tàu địa phương: 46 đoàn, đạt 22,55% so với năm 2021; tổng số khách đi tàu là 30.819 hành khách, đạt 30,30% so với năm 2021.

Theo Đời sống
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top