Vấn nạn tiếp khách

LS Hoàng Nguyên Hồng, Văn phòng Luật sư Đông Phương, Đoàn Luật sư TP Hà Nội, con số tiếp khách một năm hết 3,2 tỉ đồng ở Gia Lai khiến dư luận bức xúc cũng là điều dễ hiểu. Thậm chí có địa phương mà ông biết, vì tiếp khách “chịu” nhiều quá, phải gán cả đất để trả nợ. Thực trạng tiếp khách tràn lan, ăn uống quá mức, chắc có lẽ không phải là tồn tại chỉ có ở một địa phương.

LS Hoàng Nguyên Hồng

Lãng phí nhìn thấy rõ

Sở Tài chính tỉnh Gia Lai cho biết, qua kiểm tra chứng từ, sổ sách đã phát hiện Văn phòng HĐND tỉnh Gia Lai dùng 3,2 tỉ đồng ngân sách tiếp khách trái quy định. Toàn bộ sai phạm liên quan đến việc thanh toán tiền ăn cho đoàn đi công tác, chi tiếp khách trong và ngoài tỉnh với nhiều hóa đơn, chứng từ khống. Tiếp khách dường như vẫn là từ khóa “nhạy cảm”, dễ bị hiểu lầm, nhất là chuyện lại bàn ở thời điểm sắp Tết?

Trước hết phải khẳng định đây là điều rất bất cập, không phù hợp đối với các cơ quan Nhà nước. Chi tiêu như vậy là sai cả nguyên tắc, sai cả mục đích sử dụng ngân sách. Vì sao họ lại làm được như thế? Chúng ta vẫn nói rằng phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Trong đó, lãng phí là nhìn thấy rõ nhất. Ai cũng có thể nhìn thấy, đặc biệt là cán bộ công nhân viên là nhìn thấy ngay.

Quy định tài chính về tiếp khách có không, sao lại để xảy ra lãng phí?

Chúng ta có quy chế tài chính về tiếp khách chứ, nhưng đa phần là nới lỏng ở khắp nơi. Bởi thế mà có nơi họ đua nhau lấy tiền ngân sách để chi tiêu. Ví dụ đơn giản nhất như lễ hội, lễ thì ít, hội thì nhiều.

Cứ tổ chức lễ hội là đoàn này đến, đoàn kia đi, ăn uống ngủ nghỉ đủ thứ, buộc phải lãng phí. Rồi các đoàn tham quan, học hỏi kinh nghiệm, họp hành… tạo thành một phong trào tiếp khách, gây ra sự lãng phí nghiêm trọng.

Trong tiếp khách, có chuyện phải “trả nợ miệng” không thưa ông?

Có chứ, chuyện này thậm chí còn phổ biến hơn cả phong trào “trả nợ miệng” ở trong các làng xã. Địa phương này đến thăm địa phương khác thì cũng ngược lại, phải thăm nhau mới “đúng phép”.

Chúng ta vẫn nói phải chống tham nhũng, phải tiết kiệm, chống quan liêu, nhưng công tác giám sát, kiểm tra, đôn đốc còn có hạn chế. Khi phát hiện ra thì không xử lý nghiêm, đặc biệt là những vụ việc nhỏ. Đến khi sự việc đã vỡ lở, phát hiện ra thì nó đã thành ung nhọt.

Ông gọi tiếp khách là “tệ nạn” liệu có hơi quá?

Không hề. Hay diễn đạt khác là vấn nạn. Tôi được biết có địa phương phải tiếp khách “chịu”. Bạn có thời gian cứ xuống địa phương tìm hiểu các hàng quán xung quanh trụ sở huyện, xã thì sẽ thấy rõ.

Chuyện cán bộ tiếp khách, nợ lại tiền của các nhà hàng, quán ăn là chuyện bình thường. Thậm chí có nơi “ăn chịu” đến nỗi không có tiền trả, phải gán đất. Thế là ông chủ quán ăn trở thành chủ một khu sinh thái làm nên từ số đất “ăn chịu” của cán bộ. Chuyện đến mức ấy thì sao không gọi là “tệ nạn được”.

Quả thực nếu vậy thì đáng buồn quá!

Chuyện như thế khiến người ta cảm thấy bức xúc cũng là dễ hiểu. Một bộ phận cán bộ, đảng viên bị suy thoái tạo nên điều đó. Kiểu ăn uống lãng phí, thừa thãi do dùng “tiền chùa” không hiếm.

Ngân sách không thể “vung tay”

Tiếp khách dường như là một hoạt đông cần thiết trong ngoại giao, mà tôi nghĩ không hẳn “chủ nhà” đã thích đâu?

Đây là biểu hiện sa sút của một số cán bộ đảng viên. Có thể họ không muốn, không thích, nhưng họ vẫn làm bởi cái tiền bỏ ra ăn uống ấy không phải là tiền túi của họ bỏ ra. Mà đã không phải tiền của mình thì hơi đâu mà tiếc.

Trong nguyên tắc chi tiêu tài chính, khoản chi cho tiếp khách chắc có lẽ không nhiều?

Có nguyên tắc chi tiêu tài chính rất cụ thể. Tiếp khách ở đây đơn thuần là mời ăn cơm bình thường, chế độ hình như là không quá 200.000 đồng/người/ngày. Họ quy định rõ tỉ lệ chi cho tiếp khách không được quá bao nhiêu phần trăm trong kinh phí hoạt động chung, chứ không phải là cứ “vung tay” bao nhiêu thì tùy.

Nhiều khi chỉ một người dân đến gặp lãnh đạo, cũng phải chi phí nước uống ra sao, chứ không có khoản nào cho cán bộ tha hồ ăn uống đặc sản ba ba, thịt thú rừng, uống rượu ngoại, hát hò…

Nhưng dường như nếu tiếp khách mà chỉ cơm canh đơn giản thì không được long trọng lắm?

Cái chính là người ta mặc định với nhau, đã tiếp khách là phải ăn đặc sản, bia rượu ngập tràn, thậm chí sau ăn uống còn có hát hò, tắm hơi, mát xa… Nên nhiều khi, khách du lịch với cán bộ đưa nhau đi liên hoan cứ nhập nhằng lẫn lộn.

Vậy có thể hiểu số tiền vài tỉ đồng chi cho tiếp khách ở Gia Lai là quá nhiều so với mức quy định cho phép?

Đúng là thế, số chi đó là quá nhiều với một địa phương. Tôi cũng không hiểu bằng cách nào để người ta có thể hợp thức hóa được khoản chi đó.

Còn nếu cứ áp đúng theo các nguyên tắc tài chính thì không thể thanh toán được. Bởi thế mà khi kiểm tra thì người ta mới phát hiện ra sai phạm.

Còn theo nguyên tắc, nếu chi tiêu tiếp khách mà vượt quá quy định thì phải tự bỏ tiền túi ra chi trả. Đáng buồn là ai cũng nghĩ tiếp khách là việc chung, việc của cơ quan, nên đương nhiên cơ quan phải chi trả.

Tiếp khách cuối nhiệm kỳ

Theo thông tin trên báo chí thì người ký duyệt hầu hết các chứng từ chi trong khoản tiền 3,2 tỉ đồng đang trong thời gian chờ nghỉ hưu, người khác liên quan thì đang đi chữa bệnh. Xem ra để giải quyết vấn đề là rất khó?

Đây đúng là câu chuyện đáng buồn. Kiểu tiếp khách cuối nhiệm kỳ này cũng không phải là hiếm. “Di sản” để lại cho nhiệm kỳ sau thường là những món quà chẳng mấy giá trị. Có thể nói nếu xét ở góc độ một cán bộ, làm như vậy là vô trách nhiệm, vô cảm.

Cứ xong nhiệm kỳ là “phủi tay”, để cho người khác phải lãnh hậu quả. Nhưng qua đó cũng thể thấy các bộ phận khác như công đoàn, kế toán, tài vụ, văn phòng… trong cơ quan ấy cũng có phần trách nhiệm vì đã không giám sát chặt chẽ, hùa theo cái sai.

Nhiều khi bản thân tôi cũng băn khoăn rằng “khách” là ai mà phải tiêu tốn thế?

Tôi cũng tự hỏi thế đấy. Khách có phải là cấp trên xuống? Hay đơn giản là từ tỉnh nọ đến tỉnh kia? Khái niệm khách cụ thể là ai.

Người dân đến cơ quan công quyền có phải là khách không? Một người đi từ trong bản làng ra, cả ngày đường mới đến nơi, thì có phải là khách cần tiếp đãi trọng thị không? Còn nếu muốn tiếp khách cho oai, để thể hiện nọ kia thì cán bộ hãy bỏ tiền túi ra mà làm.

Liệu đã người dân nào đến cơ quan công quyền mà được coi là khách để tiếp đãi chưa? Còn nếu cứ chi tiêu tiếp khách như thế thì đích thị là cán bộ quan liêu, cán bộ lãng phí. Coi tiếp khách là cái cớ để tham ô, chia chác nhau.

Theo ông thì giải pháp nào cho tình trạng này?

Có lẽ là nên cắt khoản chi tiếp khách trong các cơ quan Nhà nước đi. Nhiều khi cứ bảo đi học hỏi kinh nghiệm giữa các địa phương, mà chẳng thấy học hỏi được gì, trong khi chi phí đón tiếp phát sinh không biết bao nhiêu.

Nếu không có khoản tiếp khách thì chắc có lẽ cũng không đến mức ảnh hưởng quá nhiều đến các hoạt động công vụ. Còn ai muốn oai thì tự bỏ tiền túi ra mà tiếp khách.

Nếu còn tiếp khách thì phải quy định rõ khách là người nào. Có phải cấp trên xuống cấp dưới mới là khách?

Xin cảm ơn ông!

Cụ thể, các phiếu chi việc ăn uống, tiếp khách được Văn phòng HĐND tỉnh chi cho các đoàn từ Bắc vào Nam, từ Tuyên Quang, Hà Nội đến Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Long An… Đơn cử, ngày 25/11/2015, chi tiếp khách Cà Mau 17,8 triệu đồng không hóa đơn, tiếp khách Bình Định 15 triệu đồng, Long An 12,6 triệu đồng, Lâm Đồng 10,2 triệu đồng. Đáng nói, trong ngày 3/8/2015, Văn phòng HĐND Gia Lai đến Đà Nẵng tiếp khách hai lần với số tiền hơn 15 triệu đồng. Thế nhưng cũng trong ngày này họ lại chi tiếp khách cho đoàn HĐND Long An từ trưa hôm đó cho đến chiều hôm sau (4/8/2015) hết hơn 10 triệu đồng và cũng chiều 4/8/2015 họ chi tiếp khách đoàn HĐND Bến Tre cũng hơn 10 triệu đồng… Thậm chí chỉ trong ngày 3/12/2015, Văn phòng HĐND Gia Lai tiếp khách từ Bình Định rồi Bình Phước, Long An và tận Cà Mau với bốn phiếu chi hơn 35 triệu đồng…

Tô Hội (thực hiện)

Theo Đời sống
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
Báo in trong tòa soạn hội tụ đa phương tiện

Báo in trong tòa soạn hội tụ đa phương tiện

Quy trình sản xuất ấn phẩm báo in Khoa học và Đời sống trong tòa soạn hội tụ đa phương tiện từng bước được hoàn thiện ở mọi mặt, từ làm báo trên nền tảng số, đến bạn đọc có thể xem trang báo yêu thích trên điện thoại thông minh.
back to top