Vận động kém hiệu quả do chọn sai giầy tập

Mỗi loại giầy đều được thiết kế chuyên biệt, đặc biệt ở phần đế giầy nhằm bảo vệ và hỗ trợ tốt nhất cho môn thể thao phù hợp.

Anh Lê Quang Tuấn (Đống Đa, Hà Nội) thường sử dụng chung một đôi giầy bata cho các hoạt động thể thao như chạy bộ, đá bóng hay chơi bóng bàn.

Tuy nhiên, đôi giầy này khi chơi bóng bàn thì được, nhưng khi chạy bộ hoặc đá bóng phải chạy nhiều anh thường cảm thấy các khớp cổ chân và bàn chân như bị dồn nén rất khó chịu, nhiều hôm về bị đau phải xoa bóp chân mới đỡ.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/van-dong-kem-hieu-qua-do-chon-sai-giay-tap1.jpg

Ảnh minh họa.

Lời bàn: Mỗi loại giầy đều được thiết kế chuyên biệt, đặc biệt ở phần đế giầy nhằm bảo vệ và hỗ trợ tốt nhất cho môn thể thao phù hợp. Vì vậy, bạn nên xác định loại giầy phù hợp nhất với mục đích và môn thể thao của mình, chứ không nên chỉ có một đôi giày đa năng.

Bạn sẽ phải xác định mình cần giầy đi bộ, giầy chạy bộ, giầy chạy đường mòn, giầy tập luyện đa năng, giầy chơi tennis hay giầy chơi bóng bàn…

Giầy đi bộ có thể cứng hơn, trong khi giầy chạy linh hoạt hơn và có thêm đệm để chịu được các tác động lớn hơn từ trọng lực cơ thể dồn xuống.

Ngoài ra, cũng nên chú ý kiểu dáng bàn chân khi chọn giầy. Với đôi bàn chân dày, bằng phẳng, không hoặc ít có độ cong lõm ở má trong gan bàn chân, bạn nên tránh những kiểu giầy có miếng đệm chân dày, cong, thiếu tính năng ổn định lòng bàn chân.

BS Đào Bá Vy

(nguyên Trưởng khoa Vật lý Trị liệu, Bệnh viện Quân y 354)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top