Vấn đề là phải hành động

Vấn đề là phải hành động chứ bức xúc thế hay bức xúc nữa thì cũng chỉ tổ tăng huyết áp, khổ đến thân mình, còn cái sự xấu xa kia vẫn khó mà thay đổi được.

Hình minh họa.

Cái cảnh bãi biển ngập rác được đăng lên, người ta bức xúc, bình luận, chê bai ý thức của Việt Nam ghê quá. Rất nhiều người bất bình với cái thói tiện tay là vứt rác bất kể đâu…

Cứ cho rằng những người lên tiếng kia đều không hề làm cái hành động mà họ đang lên án đó thì họ vẫn là con số quá ít so với những người vẫn thản nhiên vứt rác.

Vì dù vẫn có những chiến dịch nhặt rác, vẫn có những người tử tế tự nguyện đi vớt rác… thì rác vẫn đầy trên bãi biển, sông hồ…

Bởi vì nó đã trở thành một thói quen, một nếp sống, đến nỗi một khách du lịch trông cũng tử tế rất thản nhiên hỏi lại rằng, tại sao anh ta phải nhặt rác mình vừa ăn xong?!

  Cái thói quen vứt rác kia phải khẳng định là do không được dạy dỗ. Tất nhiên, trước tiên phải là trách nhiệm của gia đình. Nhưng không thể đòi hỏi những ông bố bà mẹ luôn vứt rác bừa bãi, những người quen sống bợm bãi… dạy con mình cái thói quen văn minh kia được.

Còn trong nhà trường, ngay từ lớp mầm non, tiểu học các thày cô đã có thể dạy cho trẻ những quy tắc về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng. Và vấn đề quan trọng hơn là xã hội phải duy trì những quy tắc ấy.

Chứ như hiện nay, có thể trong trường thày cô dạy không được vứt rác, nhưng trong lớp chẳng có cái sọt rác nào, đứa nào có ý thức lắm thì mới chịu khó đi tìm thùng rác ngoài sân trường, còn đa số thì vứt ngay xuống chân.

Rồi ra ngay  kia cũng thấy vỏ bim bim, vỏ chai nước ngọt, que xiên thịt… vứt đầy cổng trường mà chẳng ai nhắc. Ai cũng coi đó là chuyện bình thường. Để đến khi đưa lên mạng, nó lại thành ra đề tài để bình luận, để bày tỏ sự bức xúc, để thấy yên tâm rằng còn bức xúc được thì còn là người tử tế.

Giá như thay vì bức xúc, thay vì những bình luận kia, mỗi người chúng ta biết cúi xuống nhặt rác ngay dưới chân mình, biết nhắc nhở người bên cạnh đừng vứt rác bừa bãi như thế… thì có lẽ ta cũng không đến nỗi phải bực mình như thế khi nhìn những bức ảnh kia.

Tôi rất thích cái câu Bức xúc không làm ta vô can của tác giả Đặng Hoàng Giang. Chúng ta có bức xúc thế chứ có bức xúc nữa thì cũng chỉ tổ tăng huyết áp, khổ đến thân mình, còn cái sự xấu xa kia vẫn khó mà thay đổi được. Vấn đề là phải hành động.

Minh Anh

Theo Đời sống
Tại sao không đánh thuế vàng?

Tại sao không đánh thuế vàng?

Các chuyên gia cho rằng, cần thiết phải đánh thuế vàng. Nhiều người mua vàng đầu cơ, mua bán nhằm sinh lời, khi đã kinh doanh cần phải chịu một số sắc thái thuế cho hoạt động đầu tư giống bất động sản, chứng khoán.
back to top