Vải địa kỹ thuật xử lý phụ phẩm mía đường

(khoahocdoisong.vn) - Loại vải địa kỹ thuật xử lý phụ phẩm mía đường là loại vải gì, công nghệ ra sao?

Hỏi: Loại vải địa kỹ thuật xử lý phụ phẩm mía đường là loại vải gì, công nghệ ra sao?

Phạm Phước Nguyên (Đà Nẵng)

GS.TS Đỗ Năng Vịnh, Viện Di truyền Nông nghiệp: Vải địa kỹ thuật là tấm vải có tính thấm, dùng để lót trong đất nhằm mục đích phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước. Những tấm vải địa kỹ thuật vừa giữ đất, chống xói mòn, vừa phân hủy tạo thành chất dinh dưỡng. Trước kia, vải địa kỹ thuật từ xơ dừa phải mất 3 năm mới phân hủy, nhưng vải địa kỹ thuật từ phế phẩm nông nghiệp ở Việt Nam sẽ phân hủy chỉ trong vòng 1 - 1,5 năm. Phụ phẩm sản xuất mía đường sau khi phân hủy có thể dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học, điện sinh khối, phân bón hoặc sản xuất các vật liệu khác. Đối với các nhà sản xuất gạo và mía đường ở các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, hằng năm có tới 75 triệu tấn phụ phẩm hữu cơ từ quá trình sản xuất thực phẩm, chẳng hạn như gạo và đường, ngoài ra còn có cà phê.

Theo Đời sống
back to top