Uống sữa và nước bị tiểu đêm

(khoahocdoisong.vn) - Tiểu đêm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và hạnh phúc con người. Nó khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, trầm cảm, lo lắng hay nguy cơ cao mắc bệnh tim, đau dạ dày và té ngã.

Hỏi: 10 giờ tôi đi ngủ, trước khi đi ngủ 1 giờ uống 1 cốc sữa 200 ml mà vẫn ngủ đến 5 giờ sáng không đi tiểu, nhưng không uống sữa uống 70 ml nước lọc thì 2 - 3 sáng là phải dậy đi tiểu , vậy là sao thưa bác sĩ?

Nguyễn Văn Chức (Hà Nội)

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam: Theo Quỹ chăm sóc tiết niệu, khoảng 1/3 người lớn trên 30 tuổi đi tiểu quá nhiều vào ban đêm do cơ thể tạo ra nhiều nước hay bàng quang không thể giữ trong một thời gian dài, hoặc cả hai lý do.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm như lối sống không lành mạnh, tình trạng sức khỏe và lạm dụng thuốc. Một trong những lý do phổ biến là lão hóa. Khi chúng ta càng lớn tuổi, cơ thể càng sản sinh ra loại hormone để được nghỉ ngơi nhiều hơn.

Ngoài ra, với tuổi tác, bàng quang trở nên kém đàn hồi nên không thể chứa nhiều nước tiểu. Do đó chúng ta thường xuyên đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn. Ở người lớn tuổi, tuyến tiền liệt mở rộng hơn. Phụ nữ đã có con hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh sẽ giảm sản xuất hormone estrogen ảnh hưởng đến đường tiết niệu.

Hơn nữa, tiểu đêm cũng còn do: Vấn đề về tim mạch, tiểu đường, gan, bệnh Alzheimer, bàng quang hoạt động quá mức, u tuyến tiền liệt, viêm bàng quang kẽ, mang thai, béo phì....

Chưa có bằng chứng nào cho thấy việc uống sữa thì không tiểu đêm và uống nước lại đi tiểu. Vì vậy, trường hợp của ông có thể do bàng quang hoạt động quá mức dẫn tới đi tiểu. Để hạn chế tiểu đêm, tốt nhất nên uống ít nước hơn trước khi đi ngủ.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top