Uống đến ngưỡng nào, rượu gây trụy tim mạch và tử vong?

Theo các chuyên gia y tế, nồng độ cồn trong máu trên 400mg/dL có thể gây trụy tim mạch và tử vong.

Các số liệu ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương, kể cả tử vong.

ngo-doc-ruou-methanol.jpg
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương và Bệnh viện Thống Nhất ghi nhận trên 20 trường hợp ngộ độc và tử vong vì rượu. 

Có thể kể đến như kích thích thần kinh, gây ảo giác, không điều khiển được ý thức và hành vi; tăng nhịp tim và gây sức ép lên tim; tăng áp lực lên thận; tổn thương gan; gây nôn mửa; làm suy giảm sự lưu thông của mạch máu; xơ gan và ung thư gan…

Các chuyên gia của Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM đã điểm mặt các loại rượu dễ gây ngộ độc, thậm chí đe dọa tính mạng vì không bảo đảm an toàn thực phẩm.

Bao gồm: Rượu được sản xuất từ phương pháp lên men thủ công dễ tạo ra methanol; rượu pha chế từ cồn công nghiệp có chứa methanol hoặc cồn methanol; rượu ngâm thuốc, rượu ngâm cây rừng độc, rượu ngâm phủ tạng động vật…

Nồng độ cồn trong máu (mg/dL)
Biểu hiện
20 - 50
Kích thích, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều.
50 - 100
Chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường.
100 - 200
Nhìn đôi (nhìn một vật thành hai), bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ
200 - 400
Hô hấp bị ức chế (thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm rãi), ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), tiêu tiểu ra quần, tụt huyết áp, hôn mê.
> 400
Truỵ tim mạch, tử vong.

Ngộ độc rượu đã khủng khiếp, ngộ độc rượu do methanol trong rượu còn nghiêm trọng hơn rất gấp nhiều lần.

PGS.TS.DS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM khuyến cáo, trường hợp ngộ độc methanol nhẹ có cảm giác say say, chóng mặt; buồn nôn, nôn ói; nhức đầu.

ngo-doc-ruou.jpg
Rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương, kể cả tử vong. Ảnh: Một ca ngộ dộc rượu methanol điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TPHCM 

Trường hợp nặng sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, nôn ra máu; rối loạn thần kinh (co giật, hôn mê, co cứng toàn thân); rối loạn hô hấp (thở nhanh, phù phổi cấp); rối loạn tuần hoàn (mạch nhanh, huyết áp giảm); đồng tử giãn… và tử vong.

Các chuyên gia an toàn thực phẩm khuyến cáo: 

- Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong;

- Không uống rượu từ 30 độ trở lên, quá 30ml/người/ngày;

- Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính; 

- Không uống rượu nếu không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, không công bố tiêu chuẩn chất lượng;

- Không uống rượu khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê ngưỡng uống rượu, bia an toàn với 1 người đàn ông là dưới 2 đơn vị/ngày, phụ nữ là dưới 1 đơn vị.

Một đơn vị uống chuẩn chứa 10g cồn, tương đương 30ml rượu mạnh (40 - 43 độ, 30 ml); 100ml rượu vang (13,5 độ); 1 cốc bia hơi (330 ml); 2/3 chai 500ml hoặc lon bia 330 ml (5 độ).

1 chai bia 330ml với nồng độ cồn 5% sẽ có số gam cồn là: 330 x 0,05 x 0,79 = 13g; tương đương 1,3 đơn vị uống. Trong đó, 0,79 là hệ số quy đổi.

Khi bệnh nhân say rượu, để bệnh nhân nằm nghỉ nơi yên tĩnh; có thể cho uống 10 - 20 giọt Amoniac hay 1-5g Amonium acetat trong một cốc nước muối.

Tuy nhiên, khi bệnh nhân mất ý thức hoặc lơ mơ hoặc có biểu hiện ngừng thở hoặc hôn mê, co giật sau khi uống rượu, bất kể loại nào, cần đưa ngay đến cơ sở điều trị gần nhất để được hồi sức cấp cứu và cứu chữa kịp thời.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top