Ung thư phổi là gì?

(khoahocdoisong.vn) - Ung thư phổi bắt nguồn từ những mô phổi, thường là từ các tế bào trong các đường dẫn khí. Hai loại chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi tế bào không nhỏ (NCSLC). Các loại này được chẩn đoán dựa trên việc các tế bào trông như thế nào dưới kính hiển vi.

Ung thư phổi tế bào không nhỏ (NSCLC)

Ung thư phổi tế bào không nhỏ là loại ung thư phổi phổ biến hơn, chiếm 80% số ca ung thư phổi. Loại này độ ác tính thấp hơn ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC). Nếu phát hiện sớm, phẫu thuật và/hoặc xạ trị, hóa trị có thể tăng cơ hội điều trị thành công.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC)

SCLC phát triển nhanh và lan nhanh vào máu và các bộ phận khác của cơ thể. Thông thường, khi được chẩn đoán, bệnh đã vào giai đoạn tiến triển. Điều trị thường là chỉ hóa trị hoặc kết hợp với xạ trị.

Nguyên nhân gây ra?

Các bác sĩ có thể không giải thích lý do tại sao người này mắc bệnh ung thư còn người khác thì không. Tuy nhiên, một người với các yếu tố nguy cơ nhất định có thể có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư phổi hơn những người khác. Các chất độc hại trong khói thuốc lá là yếu tố nguy cơ chính gây ra hơn 80% của tất cả các ca ung thư phổi trên toàn thế giới.  

Các yếu tố nguy cơ bao gồm radon (một khí phóng xạ hoạt tính), amiăng, thạch tín, crôm, nikenvà ô nhiễm không khí. Những người có tiền sử gia đình bị ung thư phổi có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn một chút. Những người đã bị ung thư phổi có nguy cơ cao mắc ung thư phổi tái phát.

Các triệu chứng

Ung thư phổi giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng. Nhưng khi ung thư phát triển, các triệu chứng thông thường có thể bao gồm: Ho ngày càng nặng hơn hoặc không hết; Đau ngực liên tục; Ho ra máu; Giọng nói khàn; Nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi; Cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc; Giảm cân không rõ nguyên nhân...

Chẩn đoán

Khi có triệu chứng ung thư phổi, cần làm một số xét nghiệm máu và các chụp chiếu để chẩn đoán: Chụp X-quang ngực; Chụp cắt lớp vi tính (CT); Xét nghiệm đờm; Nội soi phế quản; Chọc hút bằng kim để lấy các mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết; Phẫu thuật (có thể rạch vết nhỏ ở thành ngực) để sinh thiết trực tiếp vào khối u phổi hoặc các hạch bạch huyết.

Sau khi chẩn đoán ung thư phổi, các xét nghiệm được thực hiện để xác định liệu các tế bào ung thư có di căn từ phổi đến các cơ quan khác thuộc cơ thể.

Để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất, bác sĩ cần phải xác định loại ung thư phổi và mức độ (giai đoạn) của bệnh.  

Các giai đoạn của ung thư phổi tế bào nhỏ

Ung thư phổi tế bào nhỏ có hai giai đoạn là giai đoạn hạn chế và giai đoạn mở rộng. Ung thư phổi tế bào không nhỏ có 6 giai đoạn, trong đó giai đoạn IV, ung thư đã lan đến lá phổi còn lại hoặc các khu vực khác trong cơ thể và không thể phẫu thuật cắt bỏ được.

Điều trị

Phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, các phương pháp điều trị sau có thể được áp dụng đơn lẻ hay kết hợp. Trong đó, ung thư phổi cục bộ, điều trị bao gồm phẫu thuật có hoặc không có hóa trị, xạ trị đơn thuần hoặc hóa trị kết hợp và xạ trị. Phẫu thuật ung thư phổi liên quan đến việc loại bỏ các mô chứa khối u và các hạch bạch huyết gần đó.

Ung thư phổi tế bào không nhỏ di căn xa tới các cơ quan khác, mục tiêu của việc điều trị là kiểm soát ung thư, cải thiện triệu chứng và chất lượng cuộc sống và kéo dài sự sống. Các phương thức điều trị bao gồm hóa trị, liệu pháp đích và liệu pháp miễn dịch.

GS.BS Agasthian T.

GS.BS Agasthian T.

GS.BS Agasthian T, chuyên gia phẫu thuật lồng ngực, chuyên phẫu thuật u phổi, u trung thất, ung thư phổi… Bệnh viện Mount Elizabeth, Tập đoàn Y tế Parkway sẽ có buổi tư vấn miễn phí cho bệnh nhân có nhu cầu vào ngày 15/ 11/2019 tại Hà Nội.

Để đăng ký trước, xin liên hệ: Văn phòng đại diện Y tế Parkway tại Hà Nội – 110 phố Bà Triệu. Hotline: 0988 155 855

Theo Theo Parkway 
back to top