U sinh dục tiết niệu ở trẻ dễ di căn

(khoahocdoisong.vn) - Khối u bàng quang, tiền liệt tuyến, tinh hoàn có thể xuất hiện ở trẻ nhỏ, có xu hướng di căn vào phổi, xương, tủy xương… nên cần phát hiện sớm.

Đây là các khối u phần mềm nên được gọi là sacôm cơ vân. Loại ung thư này thường gặp nhất ở trẻ em, trong đó u thuộc hệ sinh dục tiết niệu chiếm 25% các trường hợp, thường gặp nhất là u vùng bàng quang, tuyến tiền liệt, cận tinh hoàn.

U bàng quang hay gặp ở trẻ dưới 4 tuổi, thường gây đái máu, bí tiểu do bít tắc, đôi khi có thể chảy dịch nhày máu bất thường. Sacôm cơ vân ở bàng quang thường ở dạng chùm nho.

U vùng tuyến tiền liệt thường biểu hiện là một khối lớn vùng chậu, đôi khi có đái buốt, đái rắt và hiếm gặp hơn có thể gây táo bón. U có thể xảy ra ở trẻ nhỏ hoặc trẻ lớn hơn, cũng có khi xảy ra ở người lớn.

Khối u bàng quang thường giới hạn tại vùng trong khi đó  sacôm cơ vân ở tuyến tiền liệt có xu hướng di căn vào phồi, xương, tủy xương.

Sacôm cơ vân cận tinh hoàn thường gây đau. Có mối tương quan giữa di căn hạch sau phúc mạc và tuổi chẩn đoán bệnh, di căn rất ít gặp ở độ tuổi dưới 10, nhưng đối với trẻ lớn hơn di căn hạch lên đến trên 50%. Ít gặp sacôm cơ vân thể hốc ở vùng này.

Điều trị, tùy loại u có phương pháp điều trị khác nhau. Với khối u vùng cận tinh hoàn, phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn thường được chỉ định. Chỉ định vét hạch sau phúc mạc còn đang được bàn cãi bởi thất bại điều trị thường do di căn xa chứ không phải do hạch vùng.

Vét hạch thường chỉ được chỉ định nếu nghi ngờ di căn qua các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Tỷ lệ sống thêm 5 năm tốt hơn có ý nghĩa ở nhóm bệnh này cơ thể được kiểm soát tốt bằng hóa chất.

Với khối u vùng bàng quang, tuyến tiền liệt, điều trị đa phương pháp đã làm giảm đáng kể chỉ định phẫu thuật tàn phá. Phẫu thuật cắt bỏ được chỉ định trong trường hợp có thể bảo tồn được chức năng bàng quang, niệu đạo.

Cắt toàn bộ bàng quang và vét chậu trước chỉ được chỉ định cho các trường hợp không kiểm soát được bệnh ngay cả khi đã kết hợp hóa chất với tia xạ.

BS Tuấn  Anh (Bệnh viện K)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top