U nang thần kinh đáy chậu

(khoahocdoisong.vn) - Đây là một bệnh lý phổ biến, chiếm khoảng 10% dân số, hay gặp hơn ở phụ nữ, gây ra nhiều triệu chứng ở nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể.

U nang Tarlov (TCs) còn được gọi là u nang thần kinh đáy chậu hoặc u nang rễ thần kinh cùng là sự giãn nở của vỏ rễ thần kinh và là những túi bất thường chứa đầy dịch não tủy, nó có thể là nguyên nhân gây ra đau rễ thần kinh tăng dần. Chúng thường xuất hiện phổ biến ở đoạn đốt sống cùng mức S2, S3.

U nang thần kinh có thể hình thành ở bất kỳ phần nào của cột sống; một bệnh nhân có thể có một hay nhiều u nang và các triệu chứng có thể có hoặc không tùy thuộc vào kích thước và vị trí của u nang. Một số bệnh nhân có u nang ở tất cả các phần của cột sống, bao gồm cột sống đoạn cổ, ngực, thắt lưng và xương cùng.

U nang Tarlov là bệnh lý phổ biến và được tìm thấy trong khoảng 10% dân số, hay gặp hơn ở phụ nữ. Một số tác nhân hoặc điều kiện có thể gây ra các triệu chứng u nang gồm: Chấn thương: ngã, tai nạn ô tô, nâng vật nặng; Sinh đẻ, gây tê ngoài màng cứng; Chấn thương tủy sống; Tăng áp lực CSF hoặc tắc nghẽn CSF; Cũng lưu ý rằng virus herpes simplex có thể làm cho các triệu chứng u nang Tarlov trở nên tồi tệ hơn trong đợt bùng phát virus herpes.

Các triệu chứng của u nang xảy ra do chèn ép rễ thần kinh thoát ra khỏi khu vực xương cùng. Mức độ triệu chứng tùy thuộc vào vị trí của các u nang và phần cột sống mà chúng xuất hiện, bao gồm:

Đau: Đau vùng lưng dưới (đặc biệt là dưới thắt lưng), mông, chân và bàn chân. Đau ở ngực, lưng trên, cổ, cánh tay và bàn tay. Yếu và chuột rút ở chân và bàn chân, cánh tay và bàn tay. Dị cảm (cảm giác bất thường) ở chân và bàn chân hoặc cánh tay và bàn tay, phụ thuộc vào vị trí u nang.  Đau khi ngồi hoặc đứng trong thời gian ngắn, khi hắt hơi hoặc ho...

Ảnh hưởng tiêu hóa: Không có khả năng tự đi tiểu hoặc cần phải đặt thông tiểu; Thay đổi chức năng ruột hoặc bàng quang, bao gồm cả không tự chủ.

Ảnh hưởng thần kinh: Nhức đầu (do thay đổi áp lực dịch não tủy) và đôi khi đi kèm với mờ mắt, nhìn đôi, áp lực sau mắt và chèn ép thần kinh thị giác gây ra phù nề (sưng dây thần kinh thị giác), ù tai, tiếng ồn tai (ù, ù, chụp, bật, tiếng dế...); Chóng mặt và cảm giác mất thăng bằng hoặc cân bằng, đặc biệt là khi thay đổi vị trí;

Xương cùng: Sưng vùng xương cùng (hoặc cổ, ngực hoặc thắt lưng) của cột sống; Cảm giác ngồi trên tảng đá; Cảm giác nóng rát và căng ở khu vực xương cụt (xương đuôi), đặc biệt là khi cúi người.

Đau thần kinh tọa: Đau thần kinh tọa là một hội chứng bao gồm nóng rát, ngứa ran, tê, châm chích, cảm giác sốc điện ở lưng dưới, mông, đùi và đau ở chân và bàn chân. Đau thần kinh tọa nghiêm trọng cũng có thể dẫn đến suy yếu của chân và bàn chân.

Ngoài ra, bệnh nhân còn đau âm đạo, trực tràng, xương chậu và đau bụng; Hội chứng chân không yên; PGAD (rối loạn kích thích sinh dục dai dẳng); Rối loạn chức năng tình dục và giao hợp đau.

Điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật. Điều trị bảo tồn hút các nang sau đó bơm keo ribrin, vật lý trị liệu, xung điện kích thích dòng thần kinh qua da, thuốc giảm đau + thuốc dùng, miếng dán giảm đau...

PGS.TS Nguyễn Đình Hòa (Khoa Phẫu thuật cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức)

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top