U mô đệm đường tiêu hóa thường xuất hiện ở độ tuổi từ 50 - 80

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh lý u mô đệm đường tiêu hóa hay còn gọi là GIST là tên viết tắt của Gastrointestinal Stromal Tumor (GIST), là một loại sarcoma - ung thư của các mô liên kết và xương. Khối u GIST có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào của ống tiêu hóa.

Khối u mô đệm đường tiêu hóa thường xuất hiện ở độ tuổi từ 50 - 80 tuổi. Nguyên nhân chính xác chưa được biết rõ, mặc dù những khối u này có liên quan đến các yếu tố nguy cơ như độ tuổi, giới tính, di truyền, lối sống sinh hoạt... Khối u cũng có thể lan sang các hạch bạch huyết và các cơ quan khác ở xa hơn trong cơ thể. 

Theo BS Trần Kiên Quyết, Bệnh viện Xanh Pôn, chỉ có 3 - 5% khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) nằm ở tá tràng, có liên quan đến tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa gây tử vong. Vừa qua, bệnh nhân nữ 72 tuổi bị đau bụng 1 tháng đã được chuyển đến Bệnh viện Xanh Pôn. Bệnh nhân có tiền sử mổ đẻ 2 lần năm 1980 và 1982. Toàn thân bệnh nhân khỏe mạnh, cao 150cm nặng 51kg, da xanh, niêm mạc nhợt.

Khám bụng cho thấy, một khối lớn trên bụng với da bụng mỏng, khối u căng cứng di động hạn chế. Xét nghiệm cho thấy thiếu máu mạn tính nhược sắc.  Nội soi thực quản dạ dày tá tràng cho thấy, một khối u dưới niêm mạc. Sinh thiết đã được lấy nhưng được báo cáo là không đặc hiệu. Chụp MRI thấy khối sau phúc mạc 166 × 141 x 128cm ở vùng đầu tụy, có dấu hiệu xuất huyết trong u. Không có bằng chứng di căn đến gan hoặc phổi.

Từ những phát hiện này, các bác sĩ đã chẩn đoán một khối u dưới niêm mạc tá tràng nghi ngờ GIST. Do khối u quá lớn, bệnh nhân được chỉ định mổ mở ngay từ đầu. Kết quả cho thấy không có sự xâm lấn vào tuyến tụy hoặc di căn xa. Khối u kích thước lớn khoảng 20cm đẩy lồi mạc treo đại tràng ngang, đại tràng góc gan, chèn đẩy bó mạch mạc treo tràng trên, mạch chủ bụng, một phần khoang trước thận phải. Phẫu tích di chuyển u cho thấy đã đổ vào tá tràng thông qua một lỗ rò giữa khối u và tá tràng.

BS Trần Kiên Quyết, người phẫu thuật cho bệnh nhân cho biết, khối u được chẩn đoán là GIST với khối u ác tính có nguồn gốc từ tá tràng. Bệnh nhân sau mổ diễn biến ổn định, không có rò tiêu hóa, trung tiện vào ngày thứ tư, rút dẫn lưu bụng ngày thứ 7, tập ăn lỏng ngày thứ 5, ra viện sau 10 ngày điều trị và kẹp dẫn lưu tá tràng. Bệnh nhân được khám lại sau 10 ngày sức khỏe hồi phục tốt, được rút dẫn lưu tá tràng.

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top