Tuyết liên hoa trị liệt dương

(khoahocdoisong.vn) - Từ loài hoa ở trên đỉnh núi tuyết giờ đã được nhân rộng và trồng ở nhiều nơi, tuyết liên hoa vẫn được coi là loài hoa độc và dược phẩm quý chuyên điều trị bệnh phong thấp, đau đầu, cao huyết áp, rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý phụ khoa…và nâng cao năng lực tình dục.

Tuyết liên hoa là một loại thảo dược lâu năm của chi hoa Cúc (Chrysanthemum genus), có công dụng bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lực hết sức độc đáo, là một dược liệu quý hiếm của vùng Tân Cương (Trung Quốc).

Loài hoa này sinh sống trong các vách đá và giữa các kẽ nứt băng giá, nơi vô cùng lạnh và được bao phủ trong tuyết quanh năm. Sinh trưởng ở môi trường khắc nghiệt như thế khiến Tuyết liên hoa trở thành thực vật hiếm và có các dược tính kỳ diệu.

Tuyết Liên Hoa được vinh danh là "vua của tất cả các loại thảo mộc". Ngày nay, Tuyết liên hoa hay còn được gọi là Tuyết liên sơn (hoa sen mọc trên núi tuyết). 

  Tuyết liên có rễ màu đen, lá xanh và thường treo mình trên các vách núi. Dân tộc Hán đã coi loại hoa này là một loại dược phẩm quý chuyên điều trị bệnh phong thấp, đau đầu, cao huyết áp, rối loạn kinh nguyệt, bệnh lý phụ khoa…và được dùng để bồi bổ sức khỏe, cải thiện miễn dịch, nâng cao năng lực tình dục không thua gì nhân sâm.

Chữa liệt dương, suy giảm khả năng tình dục: Tuyết liên hoa 1 bông, đông trùng hạ thảo 3g, rượu trắng 500 ml. Cho 2 vị thuốc vào bình ngâm với rượu trong 7 ngày là dùng được, uống mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần 10-30 ml. Chú ý, bịt kín bình, để ở nơi tối, mỗi ngày lắc 1 lần. Công dụng: Ôn thận tráng dương, dùng để chữa chứng liệt dương, suy giảm năng lực tình dục.\

Chữa xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn sinh lý: Tuyết liên hoa 100g, đông trùng hạ thảo 50g, rượu trắng 1000 ml. Tuyết liên hoa thái vụn rồi cho cùng đông trùng hạ thảo vào bình, đổ rượu ngâm trong 15 ngày là dùng được, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml. Chú ý bình rượu phải bịt kín, để ở nơi tối và mỗi ngày lắc 1 lần. Công dụng: Bổ hư tráng dương, chuyên dùng để bồi bổ năng lực tình dục, chữa liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn sinh lý.

BS Khánh Hiển (Bệnh viện T.Ư Quân đội108)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top