Tụt huyết áp dễ bị ngất

(khoahocdoisong.vn) - Bệnh nhân nữ, 47 tuổi, nhập viện vì ngất. Khi đang đợi xe, bệnh nhân thấy choáng, hoa mắt, trời tối sầm lại, ngất và không nhận biết được xung quanh.

Sau khoảng 15 phút, bệnh nhân tỉnh, không yếu liệt. Vài tháng qua, bệnh nhân có những cơn ngất tương tự nhưng chưa đi khám.

Bệnh nhân chưa ghi nhận tiền căn bệnh lý tim mạch. Các xét nghiệm cơ bản trong giới hạn bình thường, kết quả điện tim, siêu âm tim, holter điện tim 24h cũng không ghi nhận bất thường. 

Bệnh nhân được tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng để tìm nguyên nhân ngất.

Bệnh nhân được tiến hành nghiệm pháp bàn nghiêng để tìm nguyên nhân ngất.

Bệnh nhân được nghỉ ngơi trên bàn 15 phút, sau đó tiến hành nghiêng bàn, theo dõi sát sinh hiệu. Sau 30 phút nghiêng bàn, bệnh nhân được xịt một nhát nitromin dưới lưỡi và theo dõi. 2 phút sau, bệnh nhân xuất hiện choáng váng, thấy trời tối xầm, nhịp tim giảm từ 86 xuống còn 60 lần/phút, huyết áp không đo được và ngất.

Bác sĩ ngưng nghiệm pháp bàn nghiêng ngay lập tức, sau khi hạ bàn, bệnh nhân đã đo được huyết áp, nhịp tim tăng dần, tri giác cải thiện. Sau khoảng 15phút, bệnh nhân chỉ còn chóng mặt ít và sau 45 phút hồi phục hoàn toàn.

Bệnh nhân được trấn an và dặn dò tránh các yếu tố khởi phát tiềm tàng (đứng lâu, tiểu rắt, nuốt vội…), uống đủ nước, ăn mặn hơn (vì huyết áp bệnh nhân không cao). 

Trước khi ngất khoảng 5 - 10 giây sẽ có triệu chứng tiền ngất, bệnh nhân có thể thực hiện động tác tạo áp lực vật lý như bắt chéo chân, ngồi xổm, nắm chặt 2 bàn tay, hạn chế lưu thông trên đường một mình.

Ngất là tình trạng mất ý thức hoàn toàn, thoáng qua và tự phục hồi do sự gián đoạn ngắn việc cung cấp oxy lên não. Khi ngất, cơ thể mất trương lực nhằm phục hồi dòng máu đến não.

Nghiệm pháp bàn nghiêng trong các cơ sở y tế sẽ thay đổi tư thế cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian nhất định và theo dõi liên tục nếu tư thế đó tạo ra những triệu chứng của ngất.

Nghiệm pháp bàn nghiêng trong các cơ sở y tế sẽ thay đổi tư thế cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian nhất định và theo dõi liên tục nếu tư thế đó tạo ra những triệu chứng của ngất.

Nguyên nhân gây ngất được chia làm 3 nhóm: Ngất do phản xạ (ngất qua trung gian thần kinh), thứ phát sau tụt huyết áp, ngất do tim.

Tỷ lệ tử vong do ngất thấp, ngoại trừ nhóm ngất do tim, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm nếu bệnh nhân ngất khi đang lưu thông trên đường, làm việc trên cao…

Một số yếu tố nguy cơ của ngất bao gồm lớn tuổi, dùng thuốc ảnh hưởng đến huyết áp như thuốc chống loạn nhịp, đái tháo đường, ngộ độc, tiền căn gia đình có người đột tử khi còn trẻ…

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp thường là một trong những nguyên nhân gây ngất.

Tụt huyết áp hay huyết áp thấp thường là một trong những nguyên nhân gây ngất.

Bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng choáng váng, đầu óc quay cuồng, xây xẩm (thấy trời tối lại), vã mồ hôi, hồi hộp, đau ngực, buồn nôn… sau đó mất tri giác và không còn nhận biết được xung quanh.

Trong trường hợp ngất qua trung gian thần kinh, một số tình huống có thể dẫn đến ngất như đứng lâu, sợ hãi - đau, tiểu rắt, ho - hắt hơi, nuốt vội, đại tiện, sau tập thể dục…

Tại bệnh viện, vì tính chất nguy hiểm, nguyên nhân đa dạng, bệnh nhân ngất cần thực hiện nhiều xét nghiệm cận lâm sàng để tìm nguyên nhân. Bao gồm xét nghiệm tổng quát, điện tim, siêu âm tim, holter điện tâm đồ 24 - 72 giờ và nghiệm pháp bàn nghiêng. Nghiệm pháp bàn nghiêng tái lập cơn ngất trong môi trường y tế an toàn, giúp xác định nguyên nhân và phòng ngừa tái phát.

BS Nguyễn Văn Phước (Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, TP Thủ Đức, TPHCM)

Theo Đời sống
Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Lợi ích bất ngờ của hạt đu đủ

Các lợi ích từ quả, hoa đực của cây đu đủ được rất nhiều người biết đến, thế nhưng ít ai biết hạt của loại quả này cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nếu tiêu thụ đúng cách.
back to top