Tướng quân Hồ Cưỡng – thần tổ của họ Hồ – kỳ 2: Một dòng họ lẫy lừng

Một dòng họ lẫy lừng, có công lao to lớn trong công cuộc mở cõi, bảo vệ đất nước, nhân dân làng Quỳnh Đôi đã rước bài vị cụ Hồ Kha là cha và cụ Hồ Hồng (Hồ Cưỡng) là con về thờ ở đền Thần hoàng của làng.

Sắc phong thần

Sau này cả hai cha con Hồ Kha và Hồ Hồng được nhà Nguyễn phong sắc Dực bảo Trung hưng thôn thần (niên hiệu Khải Định năm thứ 9 ngày 28 tháng 7 năm 1924).

Đạo sắc của vua Khải Định phong ông Hồ Cưỡng (Hồ Hồng) là thần của làng Quỳnh Đôi: “Bản sắc làng Quỳnh Đôi, thuộc tổng Phủ Hậu, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có trách nhiệm thờ phụng khai canh Hồ Hồng, người đã rõ rệt linh ứng. Nay nhân tiết mừng tứ tuần đại khánh của Trẫm, Trẫm đã ban chiếu gia ân thăng trật, nay phong ông làm thần Dực Bảo Trung hưng linh phù, chuẩn y cho địa phương thờ phụng thần để thần bảo hộ lê dân của Trẫm, khai tại triều vua Khải Định năm thứ 9, ngày 25 tháng 7).

Sau khi sắc phong, nhà vua cho truy tìm dấu tích mộ táng nơi ông hy sinh và cho xây cất lăng mộ để tôn vinh tưởng nhớ ông, một vị tướng có công bảo vệ vùng biên ải của Đại Việt và là người khai hoang lập ấp vùng đất biên viễn.

Tại Quảng Phú (Phú Hội, Đồng Hới tỉnh Quảng Bình) có khuôn viên lăng mộ ông, gồm thành bao, cổng trong cổng ngoài, bình phong và phần mộ được xây bằng vôi vữa với hình rùa. Trên đình các trụ cổng có hình búp sen. Trước bình phong có bốn câu thơ chữ Hán:

          “Ngũ giới nam dương, quý khí ngọc cửa thần

          Thiên văn ưu lệ, quý hiển dâng chi mục

          Huyết hoàng quy thủy, quý thiết vi lâm vi

          Nhật nguyệt như chi, quý nhân trường thủy địa”

Một dòng họ lẫy lừng  

Hậu duệ của cụ Hồ Hồng khá đông đúc, không chỉ ở quê gốc làng Quỳnh Đôi mà ở tại Quảng Bình quê thứ hai của cụ qua mấy trăm năm nay đã phát triển đông đúc, định cư tại vùng Lý, Nhân, Nam, vùng Thanh, Bắc, Hạ của huyện Bố Trạch và một số vùng khác của huyện Quảng Trạch, huyện Tuyên Hóa và nhiều địa phương khác nữa trên đất Quảng Bình ngày nay.

Trong quá khứ cũng như hiện tại, con cháu hậu duệ của cụ đã tham gia vào cuộc chiến tranh bảo vệ vùng biên giới xa xôi của Đại Việt. Khai hoang lập ấp và xây dựng một vùng quê mới trên quê hương Quảng Bình ngày một phát triển giàu có.

Con cháu các đời hậu duệ của cụ tại quê nhà qua các triều đại của lịch sử với chiều dài hơn 600 năm đã có nhiều công lao vào sự nghiệp bảo vệ đất nước, có nhiều danh nhân nổi tiếng như Đông các Hồ Sĩ Dương, Hoàng giáp Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Đông… đã đem tài nội trị, ngoại giao kinh bang tế thế.

Thời Tây Sơn, Hồ Thơm (vua Quang Trung) đã phất cao cờ nghĩa tiêu diệt thù trong giặc ngoài, mở ra trang sử vẻ vang cho đất nước. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, tiến sĩ Hồ Sĩ Tuần đã dâng sớ chống nghị hòa, tuần vụ Hồ Trọng Đinh giữ vững thành An Bang, Án sát Hồ Bá Ôn tử tiết với thành Nam Định.

Do có nhiều công lao đóng góp to lớn của ông đối với đất nước với dân tộc, nên nhà thờ họ Hồ ở Quỳnh Đôi và lăng mộ của ông ở làng Nhân Trạch, bố Trạch, Quảng Bình đều đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.

Ở Quỳnh Đôi, Nghệ An, cụ Hồ Hồng là vị tổ họ Hồ, vào trấn giữ mảnh đất phía Nam Đại Việt, ông là cụ tổ của các thế hệ con cháu trên mảnh đất Quảng Bình.

Ông xứng đáng là danh nhân của đất Việt, là tấm gương sáng cho các thế hệ chúng ta học tập, noi theo, là niềm vinh dự tự hào cho hậu duệ, con cháu họ Hồ trên đất Nghệ An và Quảng Bình. Đặc biệt đối với Quảng Bình, ông là người có công mở cõi, khai khẩn đất hoang lập nên làng xã giàu có cách đây trên dưới 600 năm.

         Tất Đạt

Theo Đời sống
Chip Apple M4 có gì đặc biệt?

Chip Apple M4 có gì đặc biệt?

Theo thông tin từ Mark Gurman, Apple được cho là đang tăng tốc phát triển chip M4 thế hệ tiếp theo. Dòng chip này dự kiến trang bị trên máy Mac ra mắt cuối năm nay và được thiết kế để làm nổi bật khả năng xử lý AI.
Kỳ lạ loài thằn lằn nhỏ bằng móng tay

Kỳ lạ loài thằn lằn nhỏ bằng móng tay

Hầu hết các loài tắc kè lá sống trong phạm vi rất nhỏ ở những khu vực khó tiếp cận, và do kích thước nhỏ, tính rụt rè, chúng ít được nghiên cứu so với các họ hàng lớn nổi tiếng hơn trong họ Tắc kè hoa.
back to top