Từ ngày 1/3, nhiều nội dung về thanh toán chi phí khám chữa bệnh được bổ sung

Thông tư  số 50/2017/TT-BYT sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thanh toán chi phí khám chữa bệnh của Bộ Y tế có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2018 đã sửa đổi một số nội dung liên quan đến các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế.

Nhân viên y tế hướng dẫn người bệnh làm thủ tục khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Khê, Phú Thọ (ảnh Dương Ngọc/TTXVN).

Thông tư sửa đổi, bổ sung một số hoạt chất, thuốc trong Danh mục thuốc tân dược và Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ bảo hiểm y tế.

Thông tư 50 cũng sửa đổi, bổ sung Thông tư số 35/2016/TT-BYT (ngày 28/9/2016) ban hành Danh mục và tỉ lệ, điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế; sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2017/TT-BYT (ngày 14/4/2017) ban hành Danh mục và tỉ lệ, điều kiện thanh toán đối với vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Theo đó, một số nội dung là điều kiện để cơ quan bảo hiểm xã hội làm căn cứ thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã được sửa đổi, bổ sung như sau:

Về nhiệm vụ của bác sĩ, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, Thông tư 50 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1895/1997/QĐ-BYT ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế bệnh viện hướng dẫn: “Các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức lưu phim chẩn đoán hình ảnh bằng bản điện tử hoặc phim chụp, trừ trường hợp khám, điều trị ngoại trú”.

Theo đó, thông tin chụp phim chẩn đoán hình ảnh của người bệnh nội trú phải được thể hiện trong hồ sơ bệnh án và sổ chẩn đoán hình ảnh của cơ sở khám chữa bệnh. Trong trường hợp chuyển tuyến, cần chuyển các phim chẩn đoán hình ảnh kèm theo các giấy, phiếu chuyển viện.

Trường hợp người được chụp phim thuộc đối tượng khám ngoại trú, trả phim đã chụp kèm theo bản trả lời kết quả tương ứng với phim đã chụp cho người đó. Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh phải ký xác nhận đã lấy phim chẩn đoán hình ảnh.

Thông tư cũng sửa đổi phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trên chứng chỉ hành nghề; sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Thông tư số 35/2016/TT-BYT về điều kiện thanh toán đối với dịch vụ kỹ thuật y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế (Điểm b, Khoản 1, Điều 3)…

Đối với các dịch vụ khám chữa bệnh chưa được Bộ Y tế ban hành các hướng dẫn chuyên môn hoặc quy trình kỹ thuật, người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh xây dựng và ban hành các hướng dẫn chuyên môn hoặc quy trình kỹ thuật để thực hiện tại cơ sở, trên cơ sở tham khảo các nguồn tài liệu chính thống, có bằng chứng khoa học và phù hợp với điều kiện của cơ sở.

Khi ban hành các hướng dẫn chuyên môn hoặc quy trình kỹ thuật để thực hiện tại cơ sở, người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh có trách nhiệm gửi hướng dẫn hoặc quy trình đã ban hành đến cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh nơi cơ sở khám chữa bệnh đặt trụ sở.

Thông tư 50 công nhận tính hợp pháp của chứng từ thanh toán dịch vụ y tế, trong trường hợp người hành nghề được cấp giấy chứng nhận đào tạo thay cho chứng chỉ đào tạo…

Theo Nguyễn Bích Thủy (TTXVN)

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top