Tu bổ di tích Tháp Chăm nghìn năm tuổi bằng... bê tông

Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) vừa có văn bản đề nghị Sở VH-TT tỉnh Bình Định kiểm tra việc thi công không đảm bảo nội dung đã được chấp thuận tại công trình tu bổ và phát huy giá trị di tích tháp Bánh Ít.

Trước đó, tháng 9/2021, UBND tỉnh Bình Định có Quyết định số 3626/QĐ-UBND Phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án xây dựng, tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị di tích tại Tháp Bánh Ít. Theo quyết định này, dự án có một số hạng mục được đầu tư xây dựng bằng bê tông, lát đá và xây gạch.

Cụ thể, đường nội bộ (phía Tây Nam) sẽ được xây dựng hoàn thiện bằng bêtông, lát đá có chít mạch hồ kéo dài liên tục qua đoạn cổng chính; bãi đậu xe có diện tích gần 1.200m2 được xây dựng bằng bêtông đá; sân trước khu nhà chức năng với diện tích trên 500m2 được xây dựng mới bằng bêtông; khuôn viên phía trước và dưới Tháp Chính, khuôn viên dưới chân Tháp Nam, khuôn viên dưới chân Tháp Cổng được lát đá ong.

Ngoài ra, hai bên dọc theo tuyến đường và tuyến bậc cấp chính được trồng hoa giấy. Tán cây toàn khu vực tháp với diện tích khoảng 45.500m2 cũng được phát quang, hạ thấp.

Dự án này được triển khai từ tháng 12/2021, dự kiến hoàn thành vào tháng 6/2022 với tổng kinh phí 25,6 tỷ đồng. Nhà thầu thi công là liên doanh Công ty TNHH xây dựng Hiếu Ngọc, Công ty TNHH xây dựng Thành Lộc và Công ty TNHH Hùng Phát.

Tuy nhiên, việc thi công tháp Bánh Ít không đúng với các biện pháp thi công đã được các cơ quan chức năng thẩm định.

Cụ thể, sáng 4/3, Thanh tra Sở Xây dựng Bình Định phối hợp với UBND xã Phước Hiệp, Sở VH-TT và các bên liên quan kiểm tra công trình nói trên phát hiện nhà thầu đưa máy cơ giới để thi công san gạt sân phía trước tháp chính và khuôn viên tháp chính, trong khi đó theo hồ sơ dự án thì việc đắp cát công trình bằng thủ công và máy đầm đất cầm tay.

Ngày 8/3, giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Định đã lập đoàn kiểm tra và đề nghị chủ đầu tư là Sở Văn hóa và thể thao Bình Định cùng các đơn vị liên quan ngừng ngay việc thi công dự án này bằng máy cơ giới.

Hiện nhà thầu thi công đã đưa các loại máy đào ra khỏi phạm vi công trình.

Các hạng mục xây dựng như: sân phía trước tháp Chính, bồn hoa xung quanh các chân tháp, đường dẫn vào các tháp, tường rào xung quanh khuôn viên tháp… đang được xây dựng dang dở. Một số hạng mục đã xây dựng nhưng phải đập bỏ, tháo dỡ. Chân các tháp bị hổng do quá trình đào đất, san gạt.

Tháp Bánh Ít là quần thể tháp gồm 4 tháp: Tháp Cổng, Tháp Hỏa, Tháp Bia và Tháp Chính cùng nằm trên ngọn đồi cao bên dòng sông Kôn. Mỗi tháp có áng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp, có giá trị nghệ thuật cao. Cụm tháp này được xếp hạng di tích Kiến trúc nghệ thuật vào năm 1982.

Tháp Bánh Ít được xây dựng vào cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12. Đây là một quần thể gồm 4 tháp, đứng nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên người dân nơi đây gọi là tháp Bánh Ít, người Pháp ghi tên tháp là Tour d’Argent (tháp Bạc).

Theo Đời sống
Khách hàng cũng sẽ được thử tay lái với mẫu xe ô tô điện thông minh đầu tiên của Việt Nam – VinFast VF e34.

Vinhomes và VinFast tổ chức sự kiện trải nghiệm bộ đôi “Nhà xanh - Xe điện” tại Hà Nội và TPHCM

Nhằm tri ân cư dân và khách hàng, đồng thời mong muốn lan toả mạnh mẽ xu hướng sống xanh và thông minh, Vinhomes sẽ phối hợp với VinFast tổ chức sự kiện “Nhà xanh xe điện – Mở lối tương lai” tại hai đô thị Vinhomes Ocean Park (Gia Lâm) và Vinhomes Smart City (Nam Từ Liêm) trong hai ngày 23, 24/7 và Vinhomes Grand Park (TPHCM) trong hai ngày 30, 31/7. Khách hàng tham dự sự kiện sẽ được mục sở thị và lái thử bộ đôi ô tô điện thông minh VinFast VF 8 và VinFast e34.
"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

"Bùng nổ" thương mại điện tử ở nông thôn

Báo cáo nghiên cứu vừa công bố của J&T Express cho thấy, thói quen mua sắm trực tuyến của người Việt phát triển mạnh mẽ trong dịch và duy trì khá bền vững sau đó. Đáng chú ý, nhu cầu mua sắm trên các sàn thương mại điện tử không chỉ ở các thành phố lớn mà đang "bùng nổ" ở nông thôn.
back to top