Trượt chân té, thanh sắt đâm xuyên cổ

(khoahocdoisong.vn) - Một thanh niên (29 tuổi, quê ở Phú Yên) khi đang sửa máy lạnh đột nhiên trượt chân té trên cao xuống, trên tay bệnh nhân lúc đó cầm một thanh sắt nên bị thanh sắt đâm xuyên qua cổ.

Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) đã tiếp nhận bệnh nhân trong tình trạng bị thanh sắt dài khoảng 30cm đâm xuyên qua cổ, từ phải qua trái, bệnh nhân tỉnh táo, không nói được.

Thanh sắt đâm xuyên cổ bệnh nhân.

Thanh sắt đâm xuyên cổ bệnh nhân. 

Kết quả CTScan cho thấy vị trí thanh sắt đâm xuyên qua có khả năng tổn thương mạch máu, khí quản, thực quản nên bệnh nhân nhanh chóng được chuyển vào phòng mổ. 

BSCKII Trần Như Hưng Việt, Trưởng khoa Ngoại Lồng ngực Mạch máu cho biết, do vị trí thanh sắt xuyên cổ từ phải qua trái, từ sau ra phía trước nên tiên lượng sẽ có nhiều thương tổn nguy hiểm khi phẫu thuật rút thanh sắt ra, vì vậy, trong cuộc mổ, chúng tôi phải đảm bảo kiểm soát các mạch máu quan trọng xung quanh vị trí chọc thủng của thanh sắt; giữ đầu bệnh nhân ở vị trí cố định.

Thanh sắt được các bác sĩ rút ra.

Thanh sắt được các bác sĩ rút ra. 

Một điều may mắn, đường đi của thanh sắt xuyên qua sau tĩnh mạch và trước động mạch cảnh, thanh sắt ra còn có một mảnh vải dính ở đầu thanh sắt nên chỉ làm xoắn vặn và chèn ép mạch máu, giúp làm giảm các tổn thương rách các mạch máu xung quanh khi thanh sắt được rút ra. Bệnh nhân chỉ bị tổn thương thực quản và được bác sĩ tiến hành khâu thực quản, đặt ống thông vào dạ dày để nuôi ăn. Dự kiến bệnh nhân có thể ra viện trong vài ngày tới.

Các bác sĩ khuyến cáo, người lao động cần trang bị các phương tiện bảo hộ cần thiết và tuân thủ các quy định về an toàn lao động để tránh các tai nạn lao động đáng tiếc.

Các bác sĩ khuyến cáo, người lao động cần trang bị các phương tiện bảo hộ cần thiết và tuân thủ các quy định về an toàn lao động để tránh các tai nạn lao động đáng tiếc. 

Các bác sĩ khuyến cáo để tránh những tai nạn lao động đáng tiếc, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng, người lao động cần trang bị các phương tiện bảo hộ cần thiết và tuân thủ các quy định về an toàn lao động. Khi chứng kiến người bị tai nạn lao động, những người xung quanh cần bình tĩnh, sơ cứu đúng cách, cố định dị vật và không nên cố gắng rút các dị vật ra khỏi vết thương đồng thời nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top