Trường học, bệnh viện hay nhà hát đều cần

(khoahocdoisong.vn) - Để xây dựng TP HCM là “hòn ngọc Viễn Đông” thì phải có các công trình xứng tầm. Chỉ có điều, thời điểm này có lẽ hơi “nhạy cảm”.
anh-chup-man-hinh-2018-10-14-luc-07.53.19.png

anh-chup-man-hinh-2018-10-14-luc-07.53.19.png

Theo ông Nguyễn Bá Bách, HĐND Phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội nói về chủ trương xây nhà hát 1.500 tỷ đồng ở TP HCM, chủ trương xây nhà hát ở TP HCM đã có từ cả chục năm rồi. Thời điểm này mới là thông qua về chủ trương thực hiện. Để xây dựng TP HCM là “hòn ngọc Viễn Đông” thì phải có các công trình xứng tầm. Chỉ có điều, thời điểm này có lẽ hơi “nhạy cảm”.

Nhà hát để phục vụ người dân

Ngày 8/10, với sự đồng thuận tuyệt đối các đại biểu, HĐND TP.HCM đã thông qua chủ trương xây dựng Nhà hát Giao hưởng – Nhạc – Vũ kịch tại Thủ Thiêm (quận 2) với quy mô 1.700 chỗ ngồi, tổng kinh phí 1.508 tỷ đồng. Ngay sau đó, dư luận đã xuất hiện những ý kiến trái chiều về dự án này. Nhiều người cho rằng trong bối cảnh ngân sách thành phố đang khó khăn, nhiều công trình thiếu vốn trầm trọng thì việc xây nhà hát giao hưởng thời điểm này là lãng phí. Ông nghĩ sao về câu chuyện này?

Mấy ngày qua có nhiều ý kiến xung quanh chuyện này. Có đồng tình, có phản đối. Theo tôi, việc xây dựng các công trình xứng tầm của một thành phố hiện đại là cần thiết. Trường học cần, bệnh viện cần, chống ùn tắc hay chống ngập lại càng cần. Thời gian qua TP HCM đã không ngừng nỗ lực để giải quyết các bài toán an sinh xã hội.

Còn việc xây nhà hát, được biết chủ trương đã được nói đến từ cách đây cả chục năm rồi. Nhà hát có cần thiết như trường học, bệnh viện, chống ngập, chống ùn tắc hay không? Có thể nó không bức thiết như thế, nhưng không thể nói là không cần nếu muốn xây dựng thành phố to đẹp, xứng tầm.

Nhiều ý kiến cho rằng số tiền đó nên đầu tư vào những công trình thiết thực ngay trước mắt chứ không nên đầu tư làm nhà hát, ông có nghĩ vậy?

Trong quy hoạch phát triển lâu dài, có tầm nhìn, hạng mục nào cũng có vai trò quan trọng cả. Nếu không đầu tư, không quyết tâm thì khó tạo ra một diện mạo thành phố đẹp, hiện đại được. Trước đây Thâm Quyến ở Trung Quốc chỉ là một bãi sình lầy. Nhưng nhờ đầu tư mạnh, có quy hoạch, bài bản thì nơi đây đã trở thành trung tâm có tiềm lực tài chính vững mạnh, thu hút đầu tư.

Ý ông là chủ trương xây nhà hát ở TP HCM là không sai?

Không có gì là sai cả. Có chăng chỉ là bởi người ta bàn luận nó vào thời điểm được cho là “nhạy cảm”. Những lùm xùm ở Thủ Thiêm thời gian qua, sai phạm của cán bộ làm cho bao nhiêu gia đình khổ cực, khiếu kiện, nước mắt, thậm chí là tính mạng để đòi lại công bằng trong vấn đề đất đai. Nhưng chuyện gì ra chuyện đó.

Nhưng với người dân nghèo, nhà hát dường như là thứ gì xa xỉ?

Đúng là nhạc giao hưởng chỉ dành cho người có trình độ nhất định chứ không dành cho giới lao động bình dân. Nhưng nhà hát ra đời là để phục vụ người dân chứ không phải cho cán bộ, đặc biệt là những người ngồi trong Hội đồng Nhân dân TP hiện nay. Do đó, phải nhìn nhận khách quan. Để có thành phố xứng tầm thì phải có các công trình xứng tầm.

Quan trọng là công khai

Cũng liên quan đến dự án này, nhiều người dân Thủ Thiêm tỏ ra không đồng tình. Họ cho rằng 1.500 tỷ đồng có thể giúp nhiều người trong số họ ổn định cuộc sống, bù đắp lại những thiệt hại sau thời gian dài khiếu kiện. Chính quyền thành phố nên quan tâm đến đời sống người dân hiện tại trước vì họ là những người đóng thuế, tạo ra nguồn thu ngân sách, sau đó hãy tính đến các khu vui chơi, giải trí, văn hóa nghệ thuật. Xây công trình lớn như vậy, hẳn không thể không lắng nghe ý kiến dân?

Đúng, đây là một vấn đề mà chính quyền TP HCM phải giải quyết. Làm thế nào để giải quyết hài hòa việc khiếu kiện của người dân, bù đắp những tổn thất cho họ để ổn định cuộc sống là một vấn đề lớn. Hoặc như chống ngập, thành phố phải làm thế nào để triều cường không còn là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây nữa.

Nhưng nói đi phải nói lại, nhiều chục năm nay TP HCM chống ngập mà không được. Ùn tắc cũng vậy. Đầu tư nhiều tiền của để làm nhưng chưa được. Việc người dân ở Thủ Thiêm có ý kiến cũng là bình thường.

Liệu có nên dùng số tiền đó giúp dân ổn định cuộc sống hơn là xây nhà hát?

Như tôi đã nói, nhà hát là chủ trương đã có từ cả chục năm nay. Việc ổn định đời sống người dân cũng là rất cần thiết, nhưng đó là hai việc khác nhau. Xây nhà hát không có nghĩa là đầu tư cho người dân ít đi. Đó là chưa kể, khi có công trình này thì người dân được hưởng thụ.

Để không có những ý kiến ì xèo thì việc xây nhà hát nên công khai, minh bạch. Không có chuyện tham nhũng, tư túi gì ở công trình này. Khi đó, tôi nghĩ người dân đồng tình.

Có lẽ sự phản đối đều xuất phát từ việc nhà hát đó liên quan đến khu đô thị Thủ Thiêm?

Thế nên tôi mới nói đây là thời điểm “nhạy cảm”. Còn lại tôi nghĩ không có gì là sai cả. TP HCM chưa có một nhà hát xứng tầm, nên xây dựng là cần thiết.

Vậy chính quyền phải làm gì để giải quyết thỏa đáng những ý kiến trái chiều?

Tốt nhất là đối thoại trực tiếp với người dân. Trả lời những thắc mắc của dân. Công khai, minh bạch thông tin về công trình để dân giám sát. Làm cho dân hiểu đó là công trình phục vụ dân, không phải phục vụ cán bộ.

Đừng phản biện kiểu đả phá

Trên báo chí, đặc biệt là trên các mạng xã hội có rất nhiều ý kiến trái chiều. Ông có nghĩ quan điểm của mình sẽ bị “ném đá”?

Hiện có rất nhiều kiểu ý kiến khác nhau. Cứ có một chủ trương gì đó là họ có ý kiến ngược lại, kiểu đả phá chứ không có tinh thần xây dựng. Hoặc họ hùa theo đám đông để đả phá dù bản thân chẳng hiểu vấn đề mình nói là gì.

Tôi tin rằng những người ngồi ở ghế Hội đồng Nhân dân TP HCM không phải là những “ông nghị gật” mà đều là những người có tầm nhìn, vì cái chung. Chuyện ai đó phản đối cũng là bình thường. Giờ mạng xã hội phát triển, kiểu phản biện đả phá, không nhằm mục đích xây dựng cũng nhiều.

Ý kiến trái chiều là khó tránh, quan trọng là giải quyết mâu thuẫn từ những ý kiến khác nhau như thế nào?

Việc đưa ra chủ trương xây Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch lần này là để các đại biểu cân nhắc, xem xét và là cơ sở để thành phố có cơ chế triển khai kiến trúc. Tuy nhiên, việc xây dựng phải tới 2020-2022 mới thực hiện.

Đó là một khoảng thời gian khá dài để chuẩn bị về kiến trúc, quy hoạch cho phù hợp cũng như thiết kế cho xứng tầm. Làm sao để có một công trình đẹp, không lỗi thời, trở thành biểu tương để du khách khắp nơi về chiêm ngưỡng như nhà hát ở Seedney (Úc).

Kỳ vọng đó có vẻ hơi xa xôi?

Tôi nghĩ là nếu đầu tư bài bản thì sẽ làm được thôi. Có điều phải làm công khai, không tham nhũng, ăn bớt, không tư túi. Tất cả vì mục tiêu tạo ra được công trình đẹp, tầm cỡ.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Dự án Nhà hát Giao hưởng, Nhạc và Vũ kịch được thành lập từ năm 1993. Nhưng đến năm 1999, TP.HCM mới có ý định xây tại khu đất 23 Lê Duẩn (quận 1). Tuy nhiên, địa điểm này bị cho là không phù hợp để xây công trình nghệ thuật. Năm 2012, chính quyền thành phố quyết tâm khởi động lại việc xây nhà hát, chọn vị trí trong Công viên 23 Tháng 9. Nhà hát dự kiến có tổng vốn đầu tư gần 2.200 tỷ đồng, rộng 1,2 ha bao gồm 2 khán phòng chính có sức chứa 1.700 chỗ; hướng chính nhìn ra chợ Bến Thành.

Tháng 8/2017, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Thu ký quyết định chọn khu vực Thủ Thiêm (quận 2) là địa điểm xây nhà hát. Cuối tháng 9/2018, UBND TP.HCM chính thức có tờ trình gửi HĐND TP.HCM xin thông qua chủ trương. Ngày 8/10, HĐND TP.HCM họp phiên bất thường, thông qua chủ trương xây dựng công trình Nhà hát Giao hưởng, Nhạc, Vũ kịch.

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
back to top