Trước khi có thai cần tầm soát bệnh tuyến giáp

(khoahocdoisong.vn) - Phụ nữ từng có bệnh tuyến giáp, đã điều trị ổn định không có nghĩa đã khỏi bệnh, việc xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ vô cùng quan trọng.

Chị Phan Hương Giang (Đồng Nai) lấy chồng và mang thai đứa con đầu lòng. Trước đây chị bị suy giáp, đã điều trị ổn định. Khi lấy chồng, mang thai, chị nghĩ bệnh đã khỏi nên không kiểm tra lại, chỉ đến khi sảy thai, đi khám bác sĩ nói chị phải tầm soát bệnh tuyến giáp trước khi có ý định mang thai chị mới thấy ân hận.

Lời bàn: ThS.BS Mai Văn Sâm, BV ĐH Y Hà Nội cho biết, có bệnh lý tuyến giáp thai kỳ rất nguy hiểm đối với sự phát triển của thai và sức khỏe của sản phụ, đặc biệt là trong ba tháng đầu. Phụ nữ từng có bệnh tuyến giáp, đã điều trị ổn định không có nghĩa đã khỏi bệnh, việc xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ vô cùng quan trọng.

Trong 13 tuần đầu tiên, thai nhi chưa có tuyến giáp nên phụ thuộc hoàn toàn vào lượng hormon tuyến giáp của mẹ cung cấp qua nhau thai. Khi mẹ suy giáp nếu có tăng huyết áp dễ dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non, rau bong non, thậm chí vì không đủ hormon cung cấp cho sự phát triển của trẻ sinh ra có thể bị đần độn, trí tuệ chậm phát triển.

Phụ nữ có thai bị cường giáp sẽ gây ra các biến chứng cho thai nhi như sảy thai, thai nhẹ cân, đẻ non, hội chứng tiền sản giật. Nếu lên cơn cường giáp lúc sinh sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và bé. Mẹ từng mắc bệnh tuyến giáp hay có tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp, đã từng sảy thai, lưu thai, sinh non, sinh con dị tật bẩm sinh, mắc tiểu đường, mắc bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, đã từng cắt bỏ tuyến giáp, điều trị phóng xạ vùng cổ, đầu... đều cần tầm soát bệnh trước khi có ý định mang thai.

Theo Đời sống
Xước da bệnh nhân 52 tuổi nguy kịch vì uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Cứu bệnh nhân 52 tuổi bị uốn ván nặng kèm thuyên tắc phổi

Người dân không nên chủ quan với bệnh uốn ván, khi gặp các vết thương cần phải chủ động tiêm ngừa. Trong trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, tránh những diễn biến nguy hiểm.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top