Trung Quốc công bố thử nghiệm thành công tên lửa chống tên lửa đạn đạo

(khoahocdoisong.vn) - Ngày 4/2, Trung Quốc tuyên bố tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống chống tên lửa đạn đạo (ABM). Thử nghiệm nhằm chứng minh khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM) trong giai đoạn giữa của quỹ đạo bay.

Tờ Global Times (Thời báo Hoàn cầu) thông báo, các chuyên gia cho biết Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ đánh chặn, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của nước này đang trưởng thành và có độ tin cậy cao.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố trong thông cáo báo chí, lực lượng phòng thủ tên lửa Trung Quốc tiến hành vụ thử nghiệm trong lãnh thổ, đạt được kết quả mong muốn.

Đây là cuộc thử nghiệm kỹ thuật đánh chặn ABM phóng từ đất liền thứ 5 được Bắc Kinh tuyên bố bố công khai, và là cuộc thử nghiệm kỹ thuật ABM đánh chặn tên lửa đạn đạo ở giai đoạn giữa thứ 4 trên đất liền được biết đến. Trung Quốc đã tiến hành các cuộc thử nghiệm ABM vào các năm 2010, 2013, 2014 và 2018, theo thông tin và tuyên bố chính thức của các phương tiện truyền thông đại chúng Trung Quốc.

Cuộc thử nghiệm năm 2018 nhằm mục tiêu thể hiện khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tầm trung. Cho đến nay, Trung Quốc không công bố bất kỳ chi tiết cụ thể nào về việc phát triển một tên lửa đánh chặn hay tên gọi chính thức của tên lửa đánh chặn.

Một video, đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một vụ phóng tên lửa hoặc tên lửa có thể xuất phát từ miền bắc Trung Quốc. Clip này tương tự như hình ảnh xuất hiện trên mạng sau vụ thử tên lửa đánh chặn đạn đạo năm 2018, tương tự như bất kỳ vụ phóng tên lửa hoặc tên lửa lớn nào. 

Nếu video thực sự ghi vụ thử nghiệm này, tên lửa có thể được phóng từ Trung tâm Phóng vệ tinh Thái Nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây, một cơ sở thử nghiệm tên lửa đạn đạo lớn của Trung Quốc.

Ảnh chụp màn hình video thử nghiệm tên lửa ABM

Ảnh chụp màn hình video thử nghiệm tên lửa ABM

Theo báo cáo công khai hàng năm gần đây nhất vào tháng 9/2020 của Lầu Năm Góc về khả năng quân sự của Trung Quốc, quốc gia này đang "phát triển công nghệ đánh chặn giai đoạn giữa, tạo thành lớp trên cùng của hệ thống phòng thủ tên lửa nhiều tầng". Các loại tên lửa đánh chặn này cũng có thể được sử dụng như vũ khí chống vệ tinh.

Đánh chặn giai đoạn giữa là giai đoạn quan trọng nhất trong kỹ thuật đánh chặn tên lửa đạn đạo, ABM giai đoạn giữa có nghĩa là đánh chặn tên lửa khi đầu đạn đang ở giai đoạn bay tự do bên ngoài bầu khí quyển, Song Zhongping, chuyên gia quân sự Trung Quốc và bình luận viên truyền hình giải thích với Global Times trong một cuộc phỏng vấn.

Sau thử nghiệm ABM năm 2018, tờ Nhân dân Nhật báo Trung Quốc công bố một bức ảnh phác thảo những nguyên tắc phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm trung, biên chế sử dụng các thành phần như của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quân đội Mỹ, trong đó có đầu đạn đánh chặn GMD, Radar băng tần X trên biển (SBX), Hệ thống Radar mảng pha trạng thái rắn ( SSPARS ) trên đất liền và vệ tinh Chương trình Hỗ trợ Phòng thủ (DSP). 

Trong những năm gần đây, quân đội Mỹ tiếp tục nghiên cứu bổ sung các cảm biến trong không gian vào hệ thống phòng thủ tên lửa bao trùm toàn cầu. 

Sơ đồ hệ thống đánh chặn tên lửa tầm trung của Trung Quốc, đăng trên Nhân dân Nhật báo

Sơ đồ hệ thống đánh chặn tên lửa tầm trung của Trung Quốc, đăng trên Nhân dân Nhật báo

Rất có thể tên lửa đánh chặn giai đoạn giữa của Trung Quốc là sự phát triển mở rộng của dự án phát triển tên lửa đánh chặn chống vệ tinh Dong Neng, sử dụng tên lửa đẩy từ tên lửa đạn đạo liên lục địa như như DF-11. 

Truyền thông Trung Quốc cho biết Dong Neng-3 (DN-3) là tên lửa đánh chặn trong cuộc thử nghiệm năm 2018, bắn hạ mục tiêu dạng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 (MRBM).

Trung Quốc hiện đang nghiên cứu hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HQ-19, có khả năng đánh chặn ở một cấp độ tên lửa đạn đạo trong khí quyển. Ngoài ra, đầu đạn Dong Neng-2 (DN-2), và một đầu đạn khác được gọi là SC-19, cũng có thể tấn công các mục tiêu trong không gian.

HQ-19 được Cộng đồng Tình báo Mỹ gọi là CH-AB-X-02, dấu X cho biết hệ thống vẫn đang thử nghiệm và chưa được đưa vào biên chế trang bị. Nhưng quy ước đặt tên cho thấy sự tồn tại của một loại tên lửa đánh chặn chống tên lửa đạn đạo khác, có thể là CH-AB-01 hoặc CH-AB-X-01, có khả năng đánh chặn các tên lửa tầm trung.

Bắc Kinh hiện đặc biệt quan tâm đến khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm trung, và nâng cao khả năng chống vệ tinh nhằm đối phó với những mối đe dọa từ các cường quốc quân sự như Mỹ. Ngoài ra, còn có những mối đe dọa tiềm tàng từ kho vũ khí tên lửa đạn đạo Ấn Độ, các dự án phát triển vũ khí siêu thanh và tên lửa đạn đạo mới của Hàn Quốc và Nhật Bản.

Mỹ hiện đang trong quá trình hiện đại hóa các hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược và tiếp tục chiến dịch gây áp lực ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc từ mọi hướng.

Không gian hiện đang dần trở thành một chiến trường mới với những mối đe dọa nguy hiểm cho tất cả các nước. Đặc biệt, quân đội Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào những hệ thống kỹ thuật cao đa chức năng hỗ trợ trên không gian như cảnh báo sớm, thu thập thông tin tình báo, dẫn đường các loại vũ khí chính xác, điều hướng và định vị đường không, đường biển, thông tin liên lạc, chia sẻ dữ liệu chiến thuật trên toàn cầu.

Nhà Trắng luôn trong tình trạng thường xuyên lo ngại các đối thủ đang phát triển vũ khí không gian, có thể phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự. Do đó, Mỹ luôn nỗ lực tăng cường quân sự hóa không gian.

Theo TGO
Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và bộ binh Nhật Bản diễn tập chiến đấu trên các xe đổ bộ ACV

Lính thủy Đánh bộ Mỹ và Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (JGSDF) tiến hành cuộc diễn tập chung cơ động đường thủy trên các xe chiến đấu đổ bộ của Mỹ (ACV) và xe đổ bộ tấn công Nhật Bản (AAV) Iron Fist 2022 tại White Beach, Căn cứ Lính thủy đánh bộ (MCB) Trại Pendleton, California, ngày 1-2/2.
back to top