Trưa 27/6: Thêm 76 ca mắc COVID-19, TP Hồ Chí Minh tiếp tục nhiều nhất với 65 ca

Bản tin dịch COVID-19 trưa 27/6 của Bộ Y tế cho biết có thêm 76 ca mắc COVID-19 trong nước tại 4 địa phương, riêng TP Hồ Chí Minh đã 65 ca. Đến trưa nay cả nước ghi nhận tổng cộng 15.401 bệnh nhân COVID-19.

 Thông tin diễn biến dịch COVID-19 ở Việt Nam:

Tính từ 6h đến 12h ngày 27/6 có 76 ca mắc mới (BN15326-15401):
+ 0 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

+ 76 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (65), Hưng Yên (8 ), Bắc Giang (2), Bắc Kạn (1); trong đó 71 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc khu đã được phong toả.

Tính đến 12h ngày 27/6:

- Việt Nam có tổng cộng 13.641 ca ghi nhận trong nước và 1.760 ca nhập cảnh.

- Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ ngày 27/4 đến nay là 12.071 ca, trong đó có 3.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

- Có 14 tỉnh đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới trong cộng đồng: Yên Bái, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Tuyên Quang, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Bạc Liêu, Điện Biên, Đắk Lắk, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Phú Thọ.

- Có 12 tỉnh không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Hòa Bình, Nam Định, Phú Thọ, Quảng Nam, Trà Vinh, Bắc Kạn, Gia Lai, An Giang, Kiên Giang, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Cần Thơ.

- Số lượng xét nghiệm từ 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 2.862.036 xét nghiệm cho 6.692.198 lượt người.

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới tính đến 12h ngày 27/6

- Cả thế giới có 181.257.890 ca mắc, trong đó 165.831.828 khỏi bệnh; 3.926.665 ca tử vong và 11.499.397 ca đang điều trị (80.685 ca diễn biến nặng).

- Trong 24 giờ qua, số ca mắc của thế giới tăng 412.422 ca, tử vong tăng 8.768 ca.

- Châu Âu tăng 23.662 ca; Bắc Mỹ tăng 6.801 ca; Nam Mỹ tăng 2.182 ca; châu Á tăng 56.896 ca; châu Phi tăng 0 ca; châu Đại Dương tăng 57 ca.

- Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 38.765 ca, trong đó: Indonesia tăng 21.095 ca, Philippines tăng 6.871 ca, Malaysia tăng 5.803 ca, Thái Lan tăng 4.161 ca, Campuchia tăng 754 ca, Đông Timor tăng 67 ca, Singapore tăng 17 ca, Lào tăng 6 ca.

 

Tình hình điều trị:

- Số ca âm tính với SARS-CoV-2:

+ Lần 1: 370

+ Lần 2: 125

+ Lần 3: 152

- Số ca tử vong: 75 ca.

- Số ca điều trị khỏi: 6.137 ca. 

 Thông tin chi tiết các ca mắc mới:

ca moi trua 27

- 8 CA BỆNH (BN15326-BN15333) ghi nhận tại tỉnh Hưng Yên: 5 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly từ trước, 3 ca liên quan đến một Công ty ở huyện Yên Mỹ. Kết quả xét nghiệm ngày 26/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.

- 2 CA BỆNH (BN15334-BN15335) ghi nhận tại tỉnh Bắc Giang: là các trường hợp trong khu cách ly và khu vực đã được phong toả liên quan ổ dịch Lục Ngạn. Kết quả xét nghiệm ngày 26-27/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2.

- 65 CA BỆNH (BN15336-BN15400) ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh: 43 ca là các trường hợp F1 đã được cách ly, 19 ca liên quan đến ổ dịch Khu công nghiệp Tân Phú Trung - Củ Chi, 1 ca liên quan đến cửa hàng quần áo Ngọc Hà - Quận 1, 2 ca đang điều tra dịch tễ. Kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

- 1 CA BỆNH (BN15401) ghi nhận tại tỉnh Bắc Kạn: nữ, 40 tuổi, địa chỉ tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn: liên quan đến Khu công nghiệp Quang Châu, đã được cách ly từ trước. Kết quả xét nghiệm ngày 26/6/2021 dương tính với SARS-CoV-2. Hiện đang cách ly, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn.

Theo suckhoedoisong.vn
Sơ cấp cứu đúng cách cứu sống trẻ bị chó tấn công

Sơ cứu đúng cách khi trẻ bị chó cắn

Chó cắn là một trong những tai nạn phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Nếu không được xử lý vết thương đúng cách và tiêm huyết thanh, vắc xin dại kịp thời, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Bí ẩn "tam giác quỷ" Alaska

Gây nên hàng loạt vụ mất tích của hàng chục nghìn người mà không để lại dấu vết nào, vùng tam giác Alaska còn bí ẩn và đáng sợ hơn tam giác quỷ Bermuda.
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
back to top