Trồng phong lan bản địa

(khoahocdoisong.vn) - Phong lan bản địa là cây lưu niên hoa bền, đẹp, có hương thơm, là loài hoa có giá trị kinh tế cao.

Hỏi: Trồng và chăm sóc phong lan bản địa có gì phải lưu ý?

Lưu Quang Thành (Bắc Ninh)

TS Đặng Văn Đông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh: Phong lan bản địa là cây lưu niên hoa bền, đẹp, có hương thơm, là loài hoa có giá trị kinh tế cao. Phong lan có số lượng loài rất đa dạng, một số loài phổ biến hiện nay như Đai Châu, Quế Lan Hương, Tam Bảo Sắc, lan Kiều, Phi Điệp, Đuôi Cáo. Thời điểm trồng tốt nhất là tháng 3- tháng 4 dương lịch. Có thể trồng bằng cách ghép trên gỗ gồm các loại lũa, nhãn, vải, vú sữa, thân cây dương xỉ... Trồng chậu bằng chậu thang gỗ, đất nung hoặc bằng nhựa sử dụng giá thể như xơ dừa, than củi, vỏ cây, gỗ nhỏ, xỉ than. Cây thu thập từ tự nhiên cần xử lý cây trước khi trồng. Sau khoảng 1 tháng, cây nhú rễ tiến hành ghép hoặc trồng.  Lượng nước tưới tuỳ theo mùa, theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây và theo cách trồng chậu hay ghép gỗ. Tưới vào 8h30-9h30 sáng hoặc 3h30-4h30 chiều, tưới 2-3 ngày/lần. Dùng phân chuyên dùng cho phong lan.

Theo Đời sống
Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Rối loạn tâm thần do rượu trẻ hóa và tăng từ 5-10%

Hầu hết bệnh nhân vào viện trong tình trạng nặng, có nhiều bệnh lý kèm theo như viêm gan, xơ gan, tim mạch, dạ dày... Đặc biệt, nhiều bệnh nhân bị sảng run với các biểu hiện như: mê sảng, dễ bị kích động, không điều khiển được cảm xúc,…
back to top